Vì sao rau sắng đắt đỏ nhất trong các loại rau rừng?

Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng Hai đến hết tháng Ba âm lịch và có giá bán khá đắt. Thậm chí ở chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), có thời điểm giá rau sắng lên đến 1 triệu đồng/kg.

Rau sắng hay còn gọi là cây rau ngót rừng, cây mỳ chính rau ngót quế, đây là loại rau được dùng để nấu canh và còn là bài thuốc chữa trị được nhiều bệnh, tốt cho sức khỏe

Khác với đa phần các loại rau trong văn hóa ẩm thực người Việt thường là những loại cây nhỏ, thân bụi, loại thảo, cây sắng là một dạng cây thân gỗ (loại mộc) mọc tự nhiên trên núi.

Chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100–200 m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh…

Rau sắng thường có vào mùa xuân

Rau sắng thường có vào mùa xuân

Thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng có mật độ cao nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ. Thân cây sắng to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20–30 cm, vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái.

Sắng là loại rau thử thách con người, bởi muốn hái rau sắng, người đi rừng phải thông thuộc địa hình, leo trèo giỏi, tốn bao mồ hôi công sức.

Sở dĩ loại rau này có giá đắt như vậy là bởi từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên phải mất từ 3-5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Càng là những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

Rau sắng sử dụng lá non, đọt thân, hoa và quả để chế biến. Những người sành ăn không bao giờ nấu rau sắng ăn suông. Họ dùng lá non, đọt thân nấu canh với cá, thịt lợn, hay tôm nõn... để dậy lên vị ngon khó tả.

Những tác dụng của cây rau sắng

Rau sắng không chỉ là món ăn ngon mà còn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhất là đối với phụ nữ mang thai Từ xưa, các cụ đã coi rau sắng không chỉ là một món ăn thông thường, mà còn có tác dụng chữa dị ứng chữa đổ mồ hôi trộm chứng đái dầm ở trẻ em…

Theo lương y Luân Quốc Tuấn, người đã học Đông y lâu năm ở Trung Quốc thì rau sắng hay rau sắng nhà đều có những công dụng kỳ diệu. Đây là vị thuốc dễ trồng và dễ sống nhất. Lá rau sắng có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ rau sắng đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt do bia rượu chỉ cần giã khoảng 40g rau sắng chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn. Lá rau sắng còn chữa sởi ho viêm phổi sốt cao, đái rắt, tiêu độc… Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.

Nhân dân ta thường dùng rau sắng chữa sót nhau thai cho các sản phụ sau đẻ hoặc sảy thai… Theo nghiên cứu, trong 100g rau sắng có chứa tới 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg ka-li, 15,7mg sắt, 13,5mg man-gan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2… Rau sắng rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can-xi gây loãng xươngsỏi thận Với những thành phần trên, rau sắng được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật