Lưu ý khi sử dụng thuốc trôi nổi trị đái tháo đường

Hiện nay, nhiều người tự ý sử dụng tràn lan các loại Đông dược không rõ nguồn gốc để điều trị đái tháo đường (ĐTĐ), khiến tình trạng bệnh của họ không được cải thiện mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn.

ĐTĐ là một trong những “đại dịch” của xã hội hiện đại. Bên cạnh những phương pháp kiểm soát đường huyết bằng insulin của Tây y, nhiều người bệnh cũng tìm đến những bài thuốc thảo dược Đông y với niềm tin Đông dược sẽ “hợp” với thể trạng của họ hơn. Không thể phủ nhận tác dụng của các loại thảo mộc dân gian nếu được sử dụng đúng cách trong việc ổn dịnh đường huyết cho người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Đông dược trôi nổi có khi có hại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy hiểm tính mạng vì dùng thuốc trôi nổi

Mới đây, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD) tiếp nhận trường hợp của cụ Lê Văn M.,  80 tuổi, nhà ở Q.7, TP.HCM. Qua thông tin của gia đình cho biết, cụ bị ĐTĐ nhiều đã nhiều năm. Thời gian trước khi nhập viện sức khỏeđường huyết của cụ rất ổn định, không cần dùng nhiều thuốc chỉ uống ít thảo dược dạng viên hằng ngày.

Cách đây vài tuần, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng mệt mỏi ói mửa nhiều lần, không ăn uống được nhưng không hề đau bụng sốt hay tiêu chảy Khi đến khám tại BV. ĐHYD TP.HCM với triệu chứng nôn mửa kéo dài và mệt mỏi sau khi nôn, cụ M. không hề có bất kỳ một triệu chứng đáng lưu ý nào khác, kể cả chỉ số đường huyết cũng rất ổn định.

Tuy nhiên, bằng sự cẩn trọng của mình, các bác sĩ tại BV. ĐHYD đã chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để có thể chẩn đoán toàn diện và chính xác tình trạng của người bệnh, điều mà nếu chỉ dựa trên các thăm khám triệu chứng bên ngoài sẽ bỏ qua. Các kết quả xét nghiệm có được lại đối nghịch hoàn toàn với biểu hiện của cụ. Cụ bị suy thận cấp và toan máu nặng với pH = 6.8 (mức bình thường 7.35-7.45). Tình trạng toan máu nặng rất hiếm gặp, thường chỉ gặp ở người bệnh ngưng thở, ngưng tim từ rất lâu. Xác định đây là trường hợp rất nặng, đe dọa tính mạng và có thể tử vong bất kỳ lúc nào, êkíp trực nhanh chóng tập trung lực lượng thuốc men, máy móc, tiến hành điều trị thuốc song song với việc lọc máu cấp cứu ngay cho người bệnh.

BS. Nguyễn Viết Hậu đang thăm khám cho bệnh nhân

BS. Nguyễn Viết Hậu đang thăm khám cho bệnh nhân

Gia đình cho biết loại thuốc mà cụ M. đang dùng là một loại thảo dược dạng viên, đựng trong các bao nhựa không nhãn mác. Do thấy bất tiện khi phải tiêm insulin hàng ngày, người bệnh chuyển sang dùng thuốc thảo dược được một người quen giới thiệu có tác dụng hạ đường tốt, rẻ tiền, dễ mua mà không cần khám bệnh hằng tháng. Sau các xét nghiệm phân tích thành phần chuyên sâu của loại thuốc mà người bệnh sử dụng, các bác sĩ khẳng định đây không phải là thảo mộc đơn thuần mà chính là Phenformin, một loại thuốc trị ĐTĐ nổi tiếng ở thập niên 50 - 70 của thế kỷ trước đã được cấm lưu hành từ hơn 50 năm.

Lời khuyên của thầy thuốc

BS. Hậu khuyến cáo người bệnh ĐTĐ dù có mong muốn điều trị bằng Đông y hay Tây y đều cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn uy tín để được tư vấn điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách khoa học, tránh việc tự ý dùng thuốc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những khuyến cáo

BS.CKI. Nguyễn Viết Hậu - Phó trưởng khoa Cấp cứu BV. ĐHYD cho biết, cụ M. may mắn vì được chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý, cộng với việc cấp cứu kịp thời nên có thể qua khỏi, dù người bệnh vẫn phải theo dõi và chăm sóc tích cực nhiều ngày với máy thở và lọc máu liên tục. Các trường hợp tương tự, tỉ lệ tử vonglên đến hơn 50%.

BS. Hậu còn cho biết thêm, thuốc Phenformin là thuốc hàng đầu trị ĐTĐ được đưa vào thị trường năm 1957 tại Mỹ, ban đầu là thuốc được ưa chuộng vì tác dụng rất tốt nhưng bị cấm sản xuất và lưu hành từ 1973 vì ghi nhận hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm axít lactic khi dùng thuốc này.Tình trạng nhiễm toan axít lactic rất dễ xảy ra khi người bệnh uống Phenforminkèm các thuốc giảm đau kháng viêm trị đau nhức, lợi tiểu trị huyết áp cao, hay người bệnh đã có bệnh thận mạn tính do ĐTĐ lâu năm…

Việc điều trị bằng thuốc này dễ xảy ra các tác dụng phụ, biến chứng gây tử vong, thậm chí ở người còn rất trẻ. Đôi khi diễn biến tử vong rất nhanh mà không tìm được nguyên nhân, thậm chí dẫn đến nghi ngờ bị đầu độc. Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đã cấm lưu hành thuốc này, nhưng việc trà trộn thành phần của thuốc vào các viên Đông dược không nhãn mác tạo sự nhầm lẫn trong cách suy nghĩ và sử dụng của người bệnh, người nhà người bệnh.

"Sử dụng thuốc đông y cũng phải được thầy thuốc chỉ định, hướng dẫn"

Đó là ý kiến của lương y Nguyễn Đức Nghĩa, một chuyên gia dược liệu và đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị, trong đó đã điều trị nhiều ca đái tháo đường

Lương y Nghĩa cho biết, trong Đông y, đái tháo đường tương đương với chứng bệnh tiêu khát. Để điều trị chứng tiêu khát, thầy thuốc căn cứ vào từng tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh để cho thuốc. Khi cho bệnh nhân dùng thuốc, thầy thuốc căn cứ vào chỉ số xét nghiệm đường huyết trước và sau khi dùng thuốc để điều chỉnh loại thuốc, liều thuốc thích hợp. Cũng có ý kiến là bệnh nhân đái tháo đường nặng không nên dùng thuốc Đông y.

Hiện có rất nhiều cây thuốc có thể điều trị đái tháo đường: bưởi bung, nắp ấm, thiên môn giảo cổ lam tang ký sinh, bìm bịp, thìa canh, linh chi… Tuy nhiên dùng thế nào phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc kinh nghiệm, chứ không tùy tiện dùng. Đặc biệt, không nên dùng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn ngốc, thuốc truyền miệng.

Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân đái tháo đường còn phải có chế độ ăn tập luyện thích hợp theo hướng dẫn của thầy thuốc.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật