Chuyên gia cảnh báo: Cần sửa thói quen dùng kháng sinh chưa đúng

Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Thói quen phổ biến của người dân là tự mua dùng, không cần đơn mà không biết rằng kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Sửa được thói quen này có thể là việc trọng tâm trong việc thực thi chế độ kê đơn thuốc.

LTS: Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc đã đến hồi báo động trên toàn cầu, nhất là gần đây sau việc vi khuẩn E.coli gây dịch hàng loạt và làm không ít người tử vong tại các quốc gia châu Âu - nơi có nền y học tiên tiến bậc nhất thế giới. “Chống vi khuẩn kháng thuốc” là chủ đề mà Tổ chức Y tế Thế giới đang kêu gọi người dân toàn cầu cùng hành động. Đăng ý kiến của các nhà chuyên môn về vấn đề này để người dân có cách hiểu đúng trong việc dùng thuốc phòng và chữa bệnh.

Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Thói quen phổ biến của người dân là tự  mua dùng, không cần đơn mà không biết rằng kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Sửa được thói quen này có thể là việc trọng tâm trong việc thực thi chế độ kê đơn thuốc

Những thói quen chưa đúng 

Dùng khi chưa cần

Khi bị ho sổ mũi bà mẹ cho trẻ dùng kháng sinh (ampicilin, amoxicilin). Thực ra, đây chỉ là phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi môi trường, chỉ cần dùng thuốc giảm triệu chứng. Nếu có kèm sốt nhẹ thì có thể bị nhiễm virut thông thường; sau khoảng 4-5 ngày, chúng tự thoái lui, theo chu kỳ tự nhiên, không cần dùng kháng sinh. 

Trong cơ thể có các vi khuẩn có hại và có lợi ở thế cân bằng. Chỉ khi nào loại có hại vượt trội lên (do nhiễm từ bên ngoài) thì mới trở thành kẻ thù gây bệnh. Dùng khi chúng chưa trở thành kẻ thù gây bệnh sẽ làm cho chúng quen đi, sau này khi trở thành kẻ thù gây bệnh sẽ kháng lại các thuốc đó.

Dùng không đúng loại

Trẻ bị viêm họng ho, sốt cũng có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ (Streptococcus pneumoniae) cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A (S. beta hemolytic group A). Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ, chỉ cần dùng amoxicillin chưa cần tiêm penicillin Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn, phải tiêm ngay penicillin liều cao, nếu chỉ dùng amoxillin thì không khỏi, chuyển sang nặng, để lại di chứng tim suốt đời. Ngoài ra, mỗi kháng sinh thường chỉ nhạy cảm với một hay một số vi khuẩn nhất định, khi dùng không đúng loại như thế, vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt, tạo ra chủng kháng thuốc.

Dùng không đủ liều

Nhiều người dùng kháng sinh không đúng giờ, không đủ số lần trong ngày, thấy hơi đỡ thì bỏ dùng.

Kháng sinh không trực tiếp mà chỉ khống chế sự phát triển sinh sản, tạo cơ hội cho cơ thể tiêu diệt vi khuẩn. Mỗi đợt thường dùng 7-10 ngày qua các giai đoạn: tấn công (1-2 ngày đầu), duy trì (ổn định ở liều có hiệu lực) trong 4-5 ngày, tiếp tục dùng (với liều cũ khi đỡ nhưng chưa khỏi hẳn) và khi khỏi hẳn có thể dùng củng cố trong vài ngày nữa. Dùng không đúng chỉ dẫn mà tùy tiện thì không khác gì đánh cho vi khuẩn suy yếu nhưng không đánh liên tục, không đánh đến cùng, tạo cơ hội cho vi khuẩn hồi phục. Làm như vậy, vi khuẩn sẽ sống sót, tạo ra chủng kháng thuốc.

Không tùy tiện dùng kháng sinh cho trẻ khi chưa thật cần thiết.

Không tùy tiện dùng kháng sinh cho trẻ khi chưa thật cần thiết.

Thích dùng loại cực mạnh

Mỗi người khi mắc bệnh cũng như cộng đồng khi có dịch bệnh thường ở một  mức nhất định nhẹ - vừa - nặng - rất nặng. Tùy theo mức mà chọn thuốc Chẳng hạn tại Mỹ, với bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, lúc đầu dùng kháng sinh macrolid cổ điển (erythromycin), nếu không đáp ứng thì chuyển sang dùng macrolic thế hệ mới (azithromycin, clarithromycin); khi cả hai thế hệ macrolid không đáp ứng thì bắt buộc phải dùng fluoroquinolon (levo floxacin, gatifloxacin…). Fluoroquinolon được xem như vũ khí dự trữ chiến lược. Nếu ngay khi ở mức nhẹ vừa mà dốc hết kho dự trữ ra dùng thì khi ở mức nặng, rất nặng khó tìm được thứ thuốc tốt hơn.

Thích dùng loại phổ rộng

Kháng sinh phổ rộng (nhạy cảm với nhiều loại vi khuẩn) chỉ nên dùng khi: chắc chắn là bị đa nhiễm khuẩn (hai hay nhiều loại khuẩn) hay chắc chắn đã đa kháng thuốc (kháng lại nhiều kháng sinh). Khi chỉ nhiễm một loại vi khuẩn (có triệu chứng đặc trưng do vi khuẩn đó gây ra) thì chỉ nên dùng một loại kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng có người  thích dùng một loại kháng sinh phổ rộng vì tưởng dùng như thế sẽ như “bắn một mũi tên trúng nhiều đích”, không đánh đúng loại này thì cũng đánh đúng loại khác. Thực ra cách dùng này gây ra nhiều rắc rối.

- Kháng sinh phổ rộng sẽ tiêu diệt hết cả loại vi khuẩn gây bệnh lẫn không gây bệnh làm mất cân bằng vi sinh, tạo ra bệnh khác. Ví dụ: khi  bị viêm đường hô hấp nhẹ mà dùng kháng sinh phổ rộng và/hoặc liều cao như fluoroquinolon thì sẽ khỏi ngay bệnh viêm đường hô hấp nhẹ,  nhưng vì fluoroquinolon tiêu diệt các vi khuẩn khác ở ruột nên gây tiêu chảy do loạn khuẩn ruột, gây thiếu vitamin K.

- Kháng sinh phổ dù rộng đến đâu cũng không thể chống được hết mọi loại vi khuẩn. Những loại vi khuẩn còn lại sẽ sống sót, tạo ra chủng kháng thuốc chủng kháng thuốc này sẽ phát triển, phát sinh ra bệnh nhiễm khuẩn khác. Thí dụ: khi  dùng kháng sinh phổ rộng ketoconazol để chống một loại nấm thì sau một thời gian dùng kéo dài có thể lại bị nhiễm một loại nấm khác.

Thích dùng nhiều loại

Khi cùng lúc nhiễm hai hay nhiều vi khuẩn thì dùng hai hay nhiều kháng sinh để tăng khả năng chống vi khuẩn. Trường hợp này, hiện thầy thuốc thích dùng một loại kháng sinh phổ rộng (như nói trên) tiện lợi hơn. Khi chỉ nhiễm một loại vi khuẩn nhưng vi khuẩn ấy kháng thuốc tương đối mạnh thì có thể phối hợp thêm một kháng sinh khác. Ví dụ khi nhiễm Streptococcus pneumoniae nếu chỉ dùng  amoxicillin mà chưa đáp ứng tốt thì phối hợp thêm clavulanic acid. Clavulanic acid kháng lại betalactamase làm tăng hiệu lực amoxicillin làm tăng hiệu lực của thuốc. Đây là những trường hợp phối hợp hợp lý.     

Có trường hợp người bệnh chưa rõ bệnh gì, cứ nghĩ dùng cùng lúc nhiều loại kháng sinh  không trúng bệnh này thì trúng bệnh khác. Có trường hợp, người bệnh nóng vội, dùng loại này thấy bệnh chưa chuyển lại dùng loại  khác mà không dùng loại nào đến nơi đến chốn.

Cách dùng thay đổi liên tục như vậy sẽ tạo ra các chủng kháng thuốc giống như trường hợp  dùng kháng sinh phổ rộng hay không đủ liều (đã nói trên). Ngoài ra, các kháng sinh còn tương tác triệt tiêu hiệu quả của nhau hoặc  gây ra các phản ứng độc hại.

Một số cách khắc phục 

Phổ cập kiến thức dùng kháng sinh: Từ rất  lâu, đã có Chương trình Hợp tác y tế Việt Nam và Thụy Điển trong lĩnh vực chính sách quản lý thuốc (ADPC), có Ban Tư vấn dùng kháng sinh nghiên cứu biên soạn nhiều tài liệu về kháng sinh. Những tài liệu này rất qúy nhưng mới chỉ lưu hành nội bộ, thậm chí chỉ mới xuống được y tế tuyến tỉnh (vì  nội dung cao, số lượng in ấn có hạn).

Trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã chú trọng phổ cập đến cơ sở nhiều kiến thức về y khoa (như chăm sóc bà mẹ trẻ em chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc người bị lao phong, phòng chống tiêu chảy sốt xuất huyết…) nhưng không có chương trình nào phổ cập cho người dân về kiến thức chung trong dùng thuốc, dùng kháng sinh (các nguyên tắc dùng thuốc dùng kháng sinh để có hiệu quả tránh tai biến).

Khi không có những kiến thức chung này người dân sẽ coi thuốc như bất cứ hàng hóa nào khác, sẽ tự ý mua dùng. Cần có một chương trình phổ cập cho người dân kiến thức chung trong dùng thuốc dùng kháng sinh. Song song cần có tài liệu ngắn gọn dễ hiểu và có cách phổ cập các tài liệu ấy đến cơ sở.

Củng cố mạng lưới kê đơn ở y tế cơ sở : Trạm y tế xã/phường có bác sĩ, nơi khó khăn thì cũng có y sĩ, trong trường học có cơ sở chăm sóc y tế. Tuy nhiên người dân, học sinh ít khám ở những nơi này... mà đi lên tuyến trên, ít nhất là cấp huyện thị, có khi mất cả buổi thậm chí cả ngày mới khám được. Từ  chỗ ngại khó, người bệnh không khám bệnh, tự mua thuốc dùng.

Nguyên nhân là kinh phí (kể cả kinh phí BHYT dành cho tuyến y tế cơ sở) quá ít, danh mục thuốc dùng cho tuyến y tế cơ sở  khá hợp lý song thường bị nhầm danh mục này với quyền của bác sĩ kê đơn. Nếu có những cải tiến thích hợp, nâng cao được năng lực kê đơn của y tế cơ sở thì người dân (kể cả người có thẻ BHYT) sẽ đến với nơi này, giảm tình trạng khi bị bệnh  thông thường tự  mua kháng sinh dùng.    

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật