Loại thuốc ARV có thể chữa khỏi căn bệnh HIV/AIDS!

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, người nhiễm HIV được điều trị sớm bằng thuốc kháng virus ARV, tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì có thể sinh con (không bị nhiễm bệnh) như những người khỏe mạnh bình thường. Vậy ARV là gì, cách điều trị HIV bằng thuốc ARV như thế nào? Hãy cùng Suckhoe.vn tìm hiểu

1. ARV là gì?

ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng lết hợp để ngăn chặn hình thành khánh thuốc.

Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:

- Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).

- Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).

- Nhóm ức chế men protease (PI).

2. Mục đích của ARV là làm giảm lượng vi-rút nhờ đó làm tăng số lượng tế bào T CD4, giảm nguy cơ tử vong do các nhiễm trùng cơ hội.

Mục đích của điều trị ARV (thuốc kháng vi-rút) là làm giảm tải lượng vi-rút nhờ đó sẽ làm tăng số lượng tế bào T CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.

Một trong những thành công trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV là điều trị bằng các thuốc kháng retrovirus (ARV). Vào năm 1996 phác đồ điều trị HIV/AIDS bằng 3 thuốc được áp dụng. Năm 2000 các thuốc ARV thuộc nhóm ức chế men protease được đưa vào sử dụng. 

Sau 1 thập kỉ áp dụng phác đồ điều trị, tiên lượng của người nhiễm HIV thay đổi cơ bản nhiễm trùng HIV không còn được coi là một căn bệnh chết người nữa mà là một bệnh mạn tính Nhiều thuốc mới được áp dụng trong điều trị. Với tất cả những thành tựu hiện có, điều trị chống vi-rút cho phép người ta nghĩ đến một khả năng kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống của người nhiễm tương tự với những người bị bệnh đái tháo đường

Điều trị ARV cấp cứu được áp dụng trong các trường hợp phơi nhiễm, các nhiễm trùng sơ phát có nguy cơ tử vong. Khởi động từ nhanh chóng đến cấp cứu bằng ARV được áp dụng trong dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài những trường hợp trên, điều trị bằng ARV không phải là một điều trị cấp cứu. Người bệnh cần trải qua một quy trình bắt buộc theo quy định của từng quốc gia. 

3. Khi nào bắt đầu điều trị bằng ARV?

Tuỳ theo khả năng cung cấp thuốc, khả năng phát hiện, điều trị các bệnh cơ hội và khả năng đánh giá tải lượng vi-rút cũng như tình trạng miễn dịch của người bệnh mà mỗi quốc gia có hướng dẫn cụ thể cho việc khởi động điều trị ARV. 

Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã có bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng HIV/AIDS. Bản hướng dẫn này đang được sửa đổi cho phù hợp với các tiến bộ của thế giới. Các hướng dẫn khác trên thế giới có xu hướng sẽ khởi động sớm việc điều trị bằng ARV cho người nhiễm HIV.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, điều trị bằng ARV được khởi động khi người bệnh ở giai đoạn lâm sàng IV bất kể CD4 là bao nhiêu, hoặc giai đoạn lâm sàng III có CD4 < 350 tế bào/mm3, hoặc giai đoạn lâm sàng I, II có CD4

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, điều trị bằng ARV được khởi động khi CD4 < 350 tế bào/mm3 máu bất kể số lượng tế bào có triệu chứng lâm sàng hay không, hoặc khi có các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn III và IV với bất kể số lượng CD4. TCYTTG cũng khuyến cáo mạnh mẽ rằng những người bệnh có giai đoạn lâm sàng I và II cần được đếm tế bào CD4 để xác định xem đã cần khởi động điều trị hay chưa.

Theo các hướng dẫn của Hoa Kỳ và châu Âu thì việc khởi động điều trị được áp dụng cho các trường hợp sau: CD4<500, nhiễm HIV có triệu chứng nhiễm trùng cơ hội cấp tính phụ nữ mang thai người nhiễm trên 60 tuổi, tải lượng vi-rút (HIV-1 RNA) > 100,000 copies/ml, giảm nhanh CD4 >100TB/năm viêm gan B viêm gan C mạn tính thể hoạt động, bệnh tim mạch hoạt động hoặc có nguy cơ cao, sơ nhiễm HIV có triệu chứng, bệnh lý thận kết hợp với nhiễm HIV, một trong hai người trong cặp vợ chồng hoặc bạn tình có HIV+.

Hướng dẫn này cũng đề cập tới việc khởi động điều trị ngay cả khi CD4 >500. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu và các nhà lâm sàng đưa ra những ý kiến trái ngược nhau. Mới đây nhất một nghiên cứu châu Âu CASCADE (SeroConversion to AIDS and Death in Europe) đã đưa ra kết luận rằng điều trị bằng ARV cho người bệnh có CD4>500 không mang lại lợi ích.

4. Ðiều trị như thế nào? 

Hiện nay trên thế giới đã có thêm nhiều thuốc mới. Các nhóm thuốc cũ có thêm 3 thuốc đó là C 125 (Etravirine) thuộc nhóm NNRTI và Tipranavir (Aptivus), Darunavir (Prezista) thuộc nhóm PI. Có 3 nhóm thuốc mới xuất hiện và được phép sử dụng đó là chất ức chế đồng thụ thể CCR5: Maraviroc (Selzentry), chất ức chế hoà màng T20: Enfuvirtide (Fuzéon), thuốc ức chế men integrase: Raltegravir (Isentress).

Phác đồ điều trị hiện nay là phác đồ đảm bảo nguyên tắc: Luôn luôn có trong máu bệnh nhân nồng độ có hiệu quả của tối thiểu là 3 thuốc. Các thuốc đó bao gồm 2 thuốc thuộc nhóm NRTI + 1 thuốc thuộc nhóm NNRTI hoặc 2 NRTI + PI/r. Tuỳ thuộc vào sự sẵn có của thuốc, tình trạng của người bệnh, các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị tương thích theo công thức trên.

Điều trị ARV là điều trị bắt buộc bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày và suốt đời vào giờ nhất định do bệnh nhân và thầy thuốc lựa chọn. Các nhà lâm sàng cho rằng phác đồ phối hợp 3 thuốc có hiệu quả điều trị cao, nhưng quan trọng hơn lại là sự tuân thủ điều trị của người bệnh và kinh nghiệm của thầy thuốc, nhất là khi điều trị được khởi động với CD4 < 200.

Người bệnh cùng các nhà lâm sàng, các nhân viên y tế khác hoặc người hỗ trợ điều trị phải đánh giá thường xuyên mức độ tuân thủ cũng như những khó khăn trong tuân thủ điều trị nhằm đảm bảo người bệnh thực hiện được 5 đúng gồm: đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng giờ và đúng cách.

Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu người bệnh uống thuốc đúng 8/10 lần thì thất bại điều trị là 100%. Do vậy ở nhiều nước giáo dục điều trị trở thành một chuyên khoa mới trong chuyên ngành HIV/AIDS.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật