Penicillin là thuốc gì? Tác dụng và những phản ứng có thể xảy ra
Thuốc kháng sinh penicillin
Kháng sinh Penicillin có khả năng acyl hóa các D-alanin tranpeptidase, làm quá trình tổng hợp peptidoglycan không được thực hiện. Sinh tổng hợp vách tế bào bị dừng lại.
Hoạt hóa các enzyme tự phân giải murein hydroxylase làm tăng phân hủy các vách tế bào vi khuẩn. Kết quả làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
Các vi khuẩn G- do vách tế bào có ít peptidoglycan nên ít nhạy cảm hơn với penicillin Hơn nữa các vi khuẩn G- do có lớp vỏ phospholipid bao phủ bên ngoài làm cho các penicillin khó thấm qua, vì vậy nói chung penicillin ít tác dụng với vi khuẩn G- (trừ một số penicillin phổ rộng ví dụ như amoxcilin ưa nước có thể đi qua các kênh porin trên màng vi khuẩn G-).
Cơ chế kháng thuốc
Các loại vi khuẩn có thể kháng penicillin gồm:
+ Các vi khuẩn không có vách tế bào
+ Các vi khuẩn tạo ra beta-lactamase ( penicilinase)
+ Các vi khuẩn không có receptor của penicilin hoặc do cấu tạo vách tế bào ngăn không cho thấm qua hoặc không cho penicilin gắn vào receptor của nó
+ Do enzyme tự phân giải (murein hydroxylase) của vi khuẩn không được hoạt hóa.
Penicillin là thuốc chống nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nguồn gốc của penicillin
Kháng sinh Benzylpenicilin là một penicillin tự nhiên thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum.
Tác dụng của thuốc của thuốc penicillin
Penicilin là kháng sinh hoạt phổ hẹp, tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn G+ như: Tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu (Streptococcus), phế cầu (Pneumococcus), trực khuẩn than, uốn ván, hoại thư sinh hơi bạch cầu xoắn khuẩn giang mai. Ngoài ra thuốc còn tác dụng lên một số vi khuẩn G- như lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và màng não cầu (Neisseria meningitidis).
Chỉ định
nhiễm khuẩn ở đường hô hấp tai mũi họng.
+ Nhiễm khuẩn máu
+ Viêm xương tủy cấp tính và mạn tính
+ Viêm màng tim trong do liên cầu khuẩn
+ Lậu, giang mai
+ Các chỉ định khác như: Uốn ván, hoại thư sinh hơi, than.
Tác dụng phụ của penicillin
Penicillin có độc tính thấp tuy nhiên cũng dễ gây dị ứng thuốc: Mẫn ngứa, mề đay, ngoại ban và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ
Ngoài ra thuốc có thể gây nên viêm tĩnh mạch huyết khối thiếu máu tan máu….
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:08 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:05 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:08 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:05 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:08 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:00 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:03 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:05 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:09 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023