Cảnh báo bệnh suy tim gây phù chân nặng gây nguy hiểm

Em năm nay 25 tuổi, gần đây em thấy một bên chân của mình to hơn chân kia, ấn vào chân sưng thì thấy hơi lõm, một lúc sau thì trở về bình thường. Hiện nay, em vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường nhưng em không biết biểu hiện đó là do nguyên nhân gì, có nguy hiểm không?

Theo thư bạn mô tả thì đây là phù, hiện tượng ứ trệ bất thường dịch trong các mô cơ thể (mô nằm ở các khoang kẽ, giữa các dây thần kinh cơ và xương. Phù thường xuất hiện ở chân, có thể một hoặc hai chân, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng cũng có loại phù chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, người ta xếp các nguyên nhân gây phù thành 2 loại cơ học và hoá học. Nguyên nhân cơ học do có những vật nằm trong lòng một tĩnh mạch hay một bạch mạch (mạch bạch huyết) ngăn cản sự tuần hoàn của dịch: viêm tĩnh mạch hoặc viêm bạch mạch hoặc ít gặp hơn là khối u chèn vào mạch máu    

Phù chân có thể so suy tim tạo nên

Phù chân có thể so suy tim tạo nên

Suy tim cũng có thể gây phù chân vì làm tăng áp lực máu trong các tĩnh mạch và mao mạch. Nguyên nhân hóa học: có những thiếu hụt, hoặc ngược lại, dư thừa một số chất, làm rối loạn cơ chế cân bằng dịch: giảm protein trong máu ở bệnh nhân bị hội chứng thận hư ứ muối do suy thận hoặc do dùng một số thuốc (corticoid, viên thuốc tránh thai có nhiều estrogen); thiếu protein hoặc vitamin B1. Ở nhiều trường hợp, phù có thể gây một số biến chứng như loét giãn tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng các mô viêm da kèm theo nhiễm liên cầu khuẩn (viêm quầng, viêm tĩnh mạch).  

Trong thư, bạn chưa nói rõ bạn có làm nghề phải đứng liên tục hay không và đặc điểm của phù thế nào, trắng hay tím, có đau không… nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số thông tin về nguyên nhân gây phù và biến chứng có thể gặp. Bạn còn trẻ, không nên để bệnh kéo dài mà nên được xác định nguyên nhân gây bệnh sớm để có biện pháp điều trị phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật