Tác dụng của loại thuốc kháng viêm corticosteroid!
Cơ chế tác dụng:
Trong quá trình viêm các bạch cầu thoát ra khỏi mạch máu để xâm nhập các mô bị viêm chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn vi rút… Các thuốc kháng viêm corticosteroid ngăn chặn quá trình này do làm giảm số lượng của tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên, làm giảm sự di chuyển của chúng đến các mô bị viêm và ức chế sự hoạt động của các tế bào lympho và các đại thực bào
Ngoài ra, các thuốc kháng viêm corticosteroid còn ức chế enzym COX và phospholipase A2 là những enzym tham gia quá trình tổng hợp prostaglandin
Các thuốc kháng viêm corticosteroid
Chỉ định:
Các thuốc corticosteroid có tính kháng viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch nên được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau:
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm cơ.
- Lupus ban đỏ toàn thân.
- Hội chứng Sjogren.
- Hen suyễn, dị ứng…
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với thuốc kháng viêm corticosteroid.
- Người có tiền sử viêm loét dạ dày-tá tràng đái tháo đường cao huyết áp
- Người đang bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virút hoặc nhiễm nấm toàn thân…
Tác dụng phụ:
- Gây loãng xương
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Gây viêm loét dạ dày-tá tràng xuất huyết tiêu hóa
- Cao huyết áp
- Gia tăng đái tháo đường
- Sưng phù…
Nhóm thuốc kháng viêm enzym
Nhóm thuốc kháng viêm enzym gồm các enzym thủy phân protein như: chymotrypsin (được sản xuất bởi tuyến tụy), bromelain (có trong quả dứa) papain (có trong quả đu đủ)…
Cơ chế tác dụng:
Các enzym này ngăn chặn tổn thương mô và sự hình thành sợi huyết (fibrin) trong quá trình viêm. Các sợi huyết tạo thành một lớp rào bao quanh vùng viêm, gây tắc nghẽn mạch máu và mạch bạch huyết dẫn đến hiện tượng phù nề tại vùng viêm. Các enzym này tham gia vào quá trình phân hủy sợi huyết (quá trình tiêu sợi huyết) và kích thích quá trình thực bào, tăng cường hoạt động của hệ bạch huyết nên có tác dụng chống viêm.
Chỉ định:
- Chống viêm và chống phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật.
Viêm xương khớp
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với các thuốc enzym kháng viêm.
Tác dụng phụ:
- Dị ứng da.
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn nôn, đầy hơi ăn không tiêu tiêu chảy…
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:07 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:04 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:00 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:06 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:07 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:02 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:09 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:09 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:00 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023