Đau mắt đỏ uống thuốc gì? Lời khuyên cho bạn khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ không phải là căn bệnh hiếm gặp. Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do virus hoặc vi khuẩn gây ra với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh là cảm giác khó chịu, cộm trong mắt, mắt nhiều rỉ (ghèn) đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy khiến rất khó mở mắt. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do xung huyết mạch máu Vậy đau mắt đỏ uống thuốc gì?

Đau mắt đỏ uống thuốc gì? Chúng tối sẽ giới thiệu tới mọi người một chút kiến thức về đau mắt đỏ để hiểu rõ về bệnh, biết được chính xác nguyên nhân mắc bệnh mà sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp.

Đau mắt đỏ uống thuốc gì?

Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh đau mắt đỏ tuy nhiên vẫn còn đó những loại thuốc hạn chế sự tác động của virus cũng như phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

- thuốc kháng sinh: Nếu dùng kháng sinh người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ và lưu ý kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội Một số các loại kháng sinh có thể sử dụng điển hình như: tobramycine 0.3% (toeycine), polymycine B và neomycine (cebemycine), quinolone (vigamox, oflovid, okacin).

- Thuốc hạn chế virus phát triển: Một vài loại thuốc đang có hiện nay như acyclovir zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi phát tác của virus.

Đau mắt đỏ uống thuốc gì?

Mổ số loại thuốc trong điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ không nên uống thuốc gì?

Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt. Cũng cần nói thêm là nước muối hay nước mắt nhân tạo không làm kết thúc nhanh diễn tiến của bệnh.

Đau mắt đỏ uống thuốc gì? Uống kháng sinh uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm là hoàn toàn không cần thiết. Như đã nói kháng sinh không phải là vũ khí để chống chọi với mầm bệnh virut. Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ đau họng sưng hạch ho húng hắng... nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virut vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết Do vậy không cần phải dùng kháng sinh. Thuốc chống sưng nề, chống viêm có lẽ chỉ làm bác sĩ và bệnh nhân yên tâm hơn chứ không có tác dụng thực tế.

Đối với kháng sinh, thông thường người dân sẽ thích dùng kháng sinh mạnh, có người còn tiêm kháng sinh vài ngày. Một số người thì tự mua kháng sinh đắt tiền để tra mắt. Thực ra, kháng sinh không giết được virut gây bệnh, có chăng là diệt các vi khuẩn bội nhiễm luôn có mặt kèm với virut khi chúng hoành hành ở kết mạc Thái độ đúng đắn trong việc sử dụng kháng sinh trong đau mắt dịch là: dùng một kháng sinh tra mắt phổ rộng là đủ. Thuốc nội hay ngoại tùy thuộc vào kinh tế của bệnh nhân.

"Đau mắt đỏ uống thuốc gì" đang cần lời giải đáp

Người ta ít dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp, do sẽ làm tăng cảm giác khó chịu khi đang ở giai đoạn viêm. Các thuốc được quảng cáo là để chữa đỏ mắt phần lớn sẽ không có tác dụng chữa đau mắt dịch, đặc biệt là những thuốc có chất co mạch có thể làm viêm nặng lên hoặc gây xuất huyết kết mạc.

Các sản phẩm có chứa cortizol, nên thận trọng!

Có quá nhiều sản phẩm không cần kê đơn mà bạn vẫn mua được ở hiệu thuốc một cách dễ dàng như: nemydexa, clodexa, cloxit H… Người bán hàng có thể mời chào bạn, khi đọc chỉ định cũng thấy rất có lý thế nhưng dùng nó lại không đơn giản. Hãy nhớ, đau mắt đỏ uống thuốc gì cũng được, trừ sản phẩm có chứa cortizol. Kinh điển các sản phẩm loại này có thể dùng để cắt ngắn đi chu trình bệnh ở giai đoạn gần lui bệnh hoặc giai đoạn có biến chứng.

Ngoài ra, trường hợp cấp thiết nhất mới có thể dùng các sản phẩm có kết hợp kháng sinh mạnh và một chống viêm dòng cortizol như tobradex, decordex, vigadexa… nhưng bác sĩ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới cho dùng các thuốc này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật