Cưỡng lại suy giảm nhận thức bằng cách nào hiệu quả?

Khi tuổi tác ngày càng tăng lên, các chức năng tinh thần của con người có xu hướng suy giảm dần và hiện tượng này được y học gọi là “suy giảm nhận thức”. Làm gì để giảm dần quá trình suy giảm nhận thức? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với người cao tuổi. Bài viết dưới đây xin đưa ra các ý kiến được đăng tải trên Tạp chí SNI (tiếng Pháp), số ra tháng 11 của các nhà khoa học về vấn đề này.

Khi tuổi tác ngày càng tăng lên, các chức năng tinh thần của con người có xu hướng suy giảm dần và hiện tượng này được y học gọi là “suy giảm nhận thức”

Khi tuổi tác ngày càng tăng lên, các chức năng tinh thần của con người có xu hướng suy giảm dần và hiện tượng này được y học gọi là “suy giảm nhận thức”

Khi tuổi tác ngày càng tăng lên, các chức năng tinh thần của con người có xu hướng suy giảm dần và hiện tượng này được y học gọi là “suy giảm nhận thức”. Khi đó, não sẽ hoạt động chậm lại và nhiều vấn đề về sinh lý bệnh tật trong đời sống sẽ nảy sinh như: trí nhớ yếu dần và có thể tiến tới bệnh Alzheimer khó khăn khi tìm lời nói, thất thường trong tính khí, thiếu sáng kiến, khó khăn trong các động tác bình thường (kể cả bệnh Parkinson) hay giảm hoặc mất định hướng…

Làm gì để giảm dần quá trình suy giảm nhận thức? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với người cao tuổi. Tạp chí SNI (tiếng Pháp), số ra tháng 11 đã cho đăng tải các khuyến cáo của các nhà khoa học về vấn đề này, đó là:

Duy trì các hoạt động trí tuệ

Theo các chuyên gia thì cấu trúc, kích thước và các mối liên lạc của các tế bào thần kinh là vận động liên tục khi ta suy nghĩ hay học tập Do đó, để duy trì năng lực của trí tuệ cần phải có sự tập dượt và kích thích thường xuyên, nếu không trí tuệ sẽ dần mai một và suy yếu. Chẳng hạn như: Nếu không thường xuyên làm việc này, khả năng tính nhẩm của con người sau này sẽ không thể duy trì như khi người đó mới rời trường trung học! Năng lực hiểu nhanh những vấn đề trừu tượng cũng vậy. Cần duy trì sự suy nghĩ thường xuyên để giữ được trí tuệ minh mẫn.

Các nhà khoa học đã chứng minh là việc người cao tuổi thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu trên mạng sẽ kích thích nhiều vùng não bộ liên quan đến việc ra quyết định và những lý luận phức tạp. Theo đó, việc học chơi một dụng cụ âm nhạc, một ngoại ngữ hay tham quan các bảo tàng, tham gia các buổi hòa nhạc, đi du lịch… hoặc những hoạt động đơn giản hơn như là ngồi chơi cờ, giải những ô chữ, nhẩm tên các thành phố… là những hoạt động thú vị sẽ kích thích não bộ duy trì khả năng làm việc.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo việc cần tránh xem tivi nhiều vì trước màn hình TV, bạn sẽ ở trạng thái thụ động tối đa, có hại cho sự phát triển năng lực trí tuệ và làm suy giảm năng lực thể chất.

Một trí óc minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh

Khi hoạt động thể dục, ta không chỉ rèn luyện cơ thể mà còn rèn luyện cả trí não vì khi hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên sẽ kích thích sự sản xuất các lò năng lượng - các ty lạp thể trong tế bào thần kinh từ đó, các tế bào thần kinh được nhân lên, các nối tiếp được tăng cường và được bảo vệ tốt hơn. Tiếp theo là khi chúng ta tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao sẽ khiến các tế bào thần kinh tiết ra các loại protein gọi là “yếu tố dinh dưỡng thần kinh” (facteurs neurotrophiques). Những yếu tố này sẽ giúp trí não tăng cường chức năng nhận thức và học tập.

Tất nhiên sau những cố gắng tập luyện chúng ta cũng cần phải có sự nghỉ ngơi thỏa đáng. Trong giấc ngủ não đi vào giai đoạn bảo tồn. Não tổ chức lại những thông tin đã tích tụ trong ngày và cho phép bắt đầu lại trên những cơ sở mới tốt đẹp hơn vào ngày hôm sau. Theo các nhà nghiên cứu Trường Đại học Harvard, sau một giấc ngủ người ta có thêm 30% cơ may hình thành được các cầu nối giữa các ý tưởng khác nhau.

Bacopa tăng cường chức năng trí tuệ

Hơn 3000 năm trước, trong y văn viết bằng tiếng Phạn của Ấn Độ đã khuyến cáo dùng cây thảo dược Bacopa Monneri trong những trường hợp sau: Rối loạn nhận thức, những vấn đề liên quan đến sự mất chú ý, mất tập trung, tình trạng lo âu suy nhược, động kinh… Đến hiện nay, các chuyên gia y học Ấn Độ vẫn khuyên dùng Bacopa trong việc điều trị các rối loạn tâm thần trí tuệ cũng như trong bệnh động kinh

Trong những nghiên cứu được tiến hành từ 2001, những người tham gia được dùng Bacopa trong vòng 12 tuần với liều lượng giữa 300 và 500mg mỗi ngày, kết quả cho thấy năng lực tiếp thu qua thính giác, năng lực hiểu và phân tích những hình vẽ phức tạp, trí nhớ và sự tập trung được tăng lên đáng kể. Và những kết quả này cũng rõ rệt đối với người cao tuổi trí nhớ đang suy giảm và cả với người trẻ, khỏe mạnh không có vấn đề về trí nhớ!

Đến các năm 2003 - 2013, nghiên cứu của các nhà khoa học Úc đã thực hiện một loạt thử nghiệm về Bacopa và đi đến kết luận là Bacopa vô hại và có hiệu quả trong tăng cường chức năng nhận thức. Những chức năng nhận thức này bao gồm: Trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn; Ngôn ngữ để biểu hiện; Các chức năng: lôgic, chiến thuật, lầm kế hoạch, giải quyết vấn đề và lý luận; Chức năng không gian: định hướng trong không gian…

Năm 2014, các nhà khoa học đã đăng tải một tổng hợp về toàn bộ những nghiên cứu về Bacopa Monnieri, có tham chiếu tất cả những nghiên cứu lâm sàng đã công bố và chỉ giữ lại những nghiên cứu tốt nhất là những nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng và được kiểm soát. Kết quả cho thấy: Những người được dùng Bacopa có thời gian phản xạ tốt nhất và kết quả cũng tốt nhất với các nghiệm pháp thần kinh - tâm lý so với những người dùng giả dược (placebo).

Cây Bacopa Monnieri còn gọi là cây rau đắng phổ biến khá rộng rãi trên khắp các vùng nhiệt đới, phù hợp với khí hậu nước ta và có thể tìm thấy dọc theo bờ hồ, sông và ao. Đối với các bệnh nhân Alzeimer và Parkinson, khi sử dụng cây này trong điều trị sẽ cho kết quả khả quan. Theo các nhà khoa học, các bacosid (hoạt chất của Bacopa) sẽ giúp bảo vệ vùng hải mã và vỏ thùy não trước. Nó hạn chế sự thoái hóa tế bào thần kinh khi có viêm nhiễm hoặc stress cấp tính, hoặc bị bệnh về não, rất hứa hẹn trong việc hạn chế hoặc làm chậm sự tiến triển các bệnh Alzheimer Parkinson.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật