Dùng kháng sinh trong chăn nuôi: Đã đến lúc thức tỉnh!

Sử dụng kháng sinh cho vật nuôi để kích thích tăng trưởng là chuyện không mới. Để chấm dứt tình trạng này, rất cần sự tỉnh thức của chính người chăn nuôi.

Theo công bố của Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford đặt tại BV Bệnh Nhiệt đới Tp HCM, 470 mg chất kháng sinh được sử dụng để nuôi một con gà thịt, cao gấp 5-7 lần so với châu Âu. Kết quả này được khảo sát từ 208 trang trại gà ở ĐB Sông Cửu Long. Số thuốc này dùng chủ yếu với mục đích phòng bệnh. Đó là chưa tính lượng chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Thuốc kháng sinh đang bị lạm dụng trong chăn nuôi (Ảnh minh họa: vchri)

Thuốc kháng sinh đang bị lạm dụng trong chăn nuôi (Ảnh minh họa: vchri)

Vật nuôi ăn thuốc: Con người ‘lĩnh đủ’

Điều này không phải quá lời. Bởi vì lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh vi khuẩn kháng kháng sinh mang gen kháng thuốc có thể lây truyền từ vật nuôi sang người thông qua tiếp xúc, thức ăn và môi trường.

Hiện số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh trên người đang gia tăng, thậm chí có những loại vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh. Nếu chúng tăng về chủng loại và khả năng kháng thuốc thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.

Thời gian trước, dư luận từng bức xúc trước tình trạng tiêm thuốc an thần cho heo trước khi giết thịt tại một lò mổ lớn tại TP HCM thuốc an thần được dùng khá phổ biến trong chăn nuôi để giảm đau đớn. TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam khẳng định: 'Heo sau khi tiêm thuốc an thần được thịt luôn thì tồn dư thuốc vẫn còn. Một ngày chúng ta chỉ ăn 1-2 lạng thịt với lượng đó thì chưa thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe ngay'.

Nếu ăn thịt heo tiêm thuốc an thần nhiều trong thời gian dài thì hệ thần kinh sẽ suy yếu, gây buồn ngủ triền miên, dễ mệt mỏi trầm cảm đặc biệt mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao với trẻ nhỏ và người lớn tuổi vì sức đề kháng kém hơn.

Không chỉ vậy Salbutamol một chất bị cấm dùng trong chăn nuôi, cũng bị lạm dụng cho heo ăn để tạo nạc. GS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, Salbutamol được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa nên chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng sẽ hấp thụ bấy nhiêu với các biểu hiện: run tay chân buồn nôn tăng/hạ huyết áp rối loạn tiêu hóa

Cần kiểm soát việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi

Để chấm dứt thực trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, cần có những hành động dứt khoát và kiên quyết. Điều này đã được nhiều nước trên thế giới nhận thức rõ qua các hành động cụ thể:

Tại Anh, với mục đích rũ bỏ ‘danh hiệu’ Đất nước thuộc EU dùng nhiều kháng sinh trong chăn nuôi (heo), một đội đặc nhiệm đã được thành lập để kiểm soát việc giảm lượng thuốc kháng sinh tại các trang trại, được các bác sĩ thú y và người chăn nuôi đảm bảo.

Nhiều quốc gia đã có quy định chặt chẽ về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (Nguồn: Getty Images)

Nhiều quốc gia đã có quy định chặt chẽ về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (Nguồn: Getty Images)

Năm 1986, Thụy Điển là nước đầu tiên cấm sử dụng một số kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Nước này đã đưa ra quy định thắt chặt việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Năm 1998, có 85% đàn heo con tại nước này được nuôi từ khi sinh tới lúc xuất chuồng mà không cần dùng đến kháng sinh.

Tại Mỹ, Ủy ban An toàn thực phẩm Mỹ (FDA) hàng năm đều bổ sung thông tin vào danh mục hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi: quy định hàm lượng được phép của từng loại kháng sinh kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và trị bệnh và các cảnh báo khi sử dụng. Quy định này cũng khác nhau đối với từng đối tượng vật nuôi.

Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cấm sử dụng kháng sinh trong sinh trưởng vật nuôi. Thái Lan cấm từ tháng 7/2015. Malayxia và Trung Quốc cũng ban hành danh mục kháng sinh được phép dùng trong chăn nuôi với mức tồn dư tối đa được chấp nhận…

Còn tại nước ta, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2018 Việt Nam sẽ cấm hoàn toàn thức ăn chăn nuôi có pha trộn kháng sinh cho mục đích sinh trưởng.

Ông Jong Ha Bea, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, kêu gọi trách nhiệm từ người chăn nuôi, bác sĩ thú y và người bán thuốc trong việc sử dụng kháng sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật