Những vị trí tưởng sạch nhưng chứa đầy vi khuẩn trong bếp nhà bạn

Gần một nửa số gian bếp trong cuộc điều tra có chứa ít nhất một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như listeria hay E.coli.

Các chuyên gia tại các tổ chức Y tế của Mỹ đã thanh tra 100 gian bếp và phát hiện ra số lượng vi khuẩn trong nhà bếp đáng báo động.

Phần lớn các gian bếp đều bị "quấy phá" bởi những động vật có hại như chuột và quá nhiều người vẫn không biết trữ thịt sống đúng cách - từ đó, dẫn tới hậu quả là lây lan vi khuẩn như salmonella. Gần một nửa số gian bếp trong cuộc điều tra có chứa ít nhất một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như listeria hay E.coli.

1. Thịt sống trong tủ lạnh

Tại 97% gian bếp được khảo sát, thịt sống không được bảo quản đúng cách. Nhiều người chỉ đơn giản là đặt túi thịt lên giá, giữa những thực phẩm sẵn sàng để ăn. Trong một số trường hợp, nước từ thịt đã chảy trực tiếp lên các thực phẩm khác.

Nhiệt độ tủ lạnh cũng là mối bận tâm của các nhà nghiên cứu. 43% tủ lạnh được xem xét được đặt trên mức nhiệt độ khuyến nghị là 5 độ C và 6% lượng thịt sống tại nhà được trữ ở nhiệt độ phòng.

Chuyên gia về chăm sóc sức khỏe Jennifer Quinlan, phó giáo sư tại trường Cao đẳng Y tế và Điều dưỡng của Đại học Drexel, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên, cho biết: "Trữ trong tủ lạnh làm giảm hoặc làm dừng sự sinh sôi của vi khuẩn. Do đó, nếu thịt sống, cá và/hoặc gia cầm được bảo quản ở nhiệt độ trên 5 độ C, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi nhanh hơn. Nhiệt độ càng cao hơn 5 độ C, vi khuẩn sẽ càng thêm đông".

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến nghị, tất cả các loại thịt sống đều phải được bảo quản trong các hộp đựng sạch sẽ, có nắp kín ở ngăn dưới cùng tủ lạnh và cách biệt so với các thực phẩm khác.

2. Sự quấy phá của vật có hại

Bạn có thể không nhìn thấy một con chuột chạy lung tung trên sàn bếp nhà mình, hay thậm chí một con gián. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng không lẩn quất trong góc khuất gian bếp.

Động vật có hại được tìm thấy trong 65% gian bếp. Nhóm các nhà nghiên cứu thậm chí còn tận mắt nhìn thấy loài gặm nhấm hoặc chất thải của chúng vương vãi trong bếp. Trong khi đó, chúng lại là loại mang theo đủ mọi vi khuẩn, vi trùng, bao gồm salmonella – có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Nếu lượng vi khuẩn tăng cao, đồng nghĩa với tăng nguy cơ bị bệnh viêm dạ dày, ruột - vốn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy

Nếu lượng vi khuẩn tăng cao, đồng nghĩa với tăng nguy cơ bị bệnh viêm dạ dày, ruột - vốn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy

3. Bề mặt bếp

Xét nghiệm dùng miếng gạc được tiến hành trên 6 bề mặt khác nhau của mỗi gian bếp, bao gồm tay cầm cửa tủ lạnh, các khay tủ lạnh, ngăn đựng thịt trong tủ lạnh, bàn bếp, tay nắm tủ bếp và khăn lau bát.

Điều đáng sợ nhất có lẽ là việc các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn phân xuất hiện ở 44% số gian bếp được kiểm tra. Vi khuẩn này hình thành trong ruột của các động vật máu nóng (bao gồm cả con người) và có tên gọi như thế bởi chúng thường được tìm thấy trong phân.

Nếu lượng vi khuẩn tăng cao, đồng nghĩa với tăng nguy cơ bị bệnh viêm dạ dày ruột - vốn có thể gây nôn mửatiêu chảy

Các xét nghiêm cũng tiết lộ hàm lượng cao vi khuẩn E.coli trong 15% gian bếp và nguồn bệnh gây ngộ độc thực phẩm như vi khuẩn listeria tại 45% gian bếp. E.coli là thủ phạm của tình trạng đau dạ dày tiêu chảy có máu và sốt ở người tiếp xúc với chúng.

Theo cảnh báo từ NHS, một số lượng nhỏ bệnh nhân bị nhiễm trùng E.coli sẽ mắc thêm chứng bệnh nghiêm trọng có tên hội chứng tăng ure huyết có tan huyết (haemolytic uraemic syndrome). Bệnh này có thể dẫn tới suy thậntử vong nhưng cực kỳ hiếm gặp.

Còn Listeria là nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn listeria. Với phần lớn người bệnh, biểu hiện khá nhẹ, thường là sốt, nôn mửa tiêu chảy Trong một số trường hợp hiếm gặp, nó có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây biến chứng phức tạp như viêm màng não

Với phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn trọng bởi nhiễm khuẩn listeria có mối liên hệ tới những biến chứng trong thai kỳ và khi sinh nở; trường hợp xấu nhất là sẩy thai

4. Khăn lau bát, giẻ rửa bát và bồn rửa

Bạn có thể nghĩ ba vật dụng trên đều sạch sẽ vì chức năng của chúng là dùng để làm sạch. Nhưng chúng lại thực sự nằm trong số những thứ bẩn nhất của gian bếp. Khăn lau bát và giẻ rửa bát là nơi cư ngụ của những mẫu nhiễm khuẩn nặng nhất, với 64% trong đó chứa vi khuẩn.

Mối nguy hại vẫn chưa dừng ở đó. Bồn rửa bát trong bếp được phát hiện là nơi chứa nhiều vi khuẩn phân nhất. Chúng được phát tán trong nước chưa được làm sạch nên rốt cuộc, xuất hiện trong cả bồn rửa bát.

Chuyên gia Quinlan giải thích: "Vi khuẩn yêu thích môi trường ẩm ướt để sinh sôi. Khăn lau bát và giẻ rửa bát chính là môi trường lý tưởng ẩm ướt đó, và đôi khi, chúng còn bám cặn thức ăn - nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn. Vì vậy, đây là nơi sinh sôi lý tưởng của các loại vi khuẩn".

Theo gợi ý của chuyên gia Quinlan, bạn nên xử lý giẻ rửa bát, khăn lau bằng lò vi sống để diệt bất cứ vi khuẩn nào hình thành trên bề mặt.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật