Cần bổ sung thực phẩm giàu kali khi dùng thuốc lợi tiểu chlorothiazide

Mục đích của việc dùng thuốc lợi tiểu là nhằm loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng nước tiểu. Bằng cách tăng bài tiết nước tiểu, thuốc lợi tiểu làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn và do đó làm giảm phù, giảm áp suất máu...

Với mục đích đó thuốc lợi tiểu chlorothiazide (thuộc nhóm thiazid) được dùng trong các trường hợp sau: chữa phù do suy tim phù do các căn nguyên khác (gan, thận), do corticosteroid, oestrogen; Chữa tăng huyết áp dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác như thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (ACE - I) hoặc thuốc chẹn beta…

Với tác dụng hạ huyết áp là do thuốc làm giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào liên quan đến bài niệu natri quá trình này rất ngắn. Sau đó, trong quá trình dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghi dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ Na+. Điều này có thể giải thích tại sao khi uống các thuốc lợi tiểu thiazide vào thì tác dụng hạ huyết áp xuất hiện chậm sau một, hai tuần dùng thuốc, còn tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh, có thể thấy ngay sau vài giờ. Đối với chlorothiazide, tác dụng hạ huyết áp có thể có sau 3 - 4 ngày điều trị, nhưng cũng có khi phải đến 3 - 4 tuần mới có tác dụng tối ưu. Tác dụng kéo dài một tuần sau khi ngừng dùng thuốc.

Khi dùng thuốc nên sử dụng với liều thấp nhất có tác dụng, đặc biệt ở người cao tuổi giúp giảm được nguy cơ tác dụng có hại của thuốc. Nhìn chung, liều điều trị tăng huyết áp thường thấp hơn liều chữa phù. Vấn đề quan trọng là phải chờ đủ thời gian để đánh giá sự đáp ứng của cơ thể đối với tác dụng hạ huyết áp của chlorothiazid, vì tác dụng trên sức cản ngoại vi cần phải có thời gian mới thể hiện rõ. Liều dùng hàng ngày nên ưu tiên sử dụng vào buổi sáng. Tất cả những người bệnh dùng chlorothiazid phải được theo dõi định kỳ chất điện giải trong huyết thanh và nước tiểu (Na, Cl, K, Ca, Mg), nhất là người dùng corticosteroid, ACTH digitalis quinidin.

Không dùng thuốc cho người suy gan suy thận nặng (vô niệu), người có biểu hiện bệnh gút (vì sẽ làm cho tình trạng bệnh gút sẽ nặng lên), người mẫn cảm với thuốc…

Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trong khi dùng thuốc như người bệnh thấy mệt mỏi hoa mắt chóng mặt nhức đầu; Hạ huyết áp tư thế chán ăn buồn nôn nôn táo bón tiêu chảy co thắt ruột (ít gặp hơn).

Thuốc có thể gây mất nhiều kali Tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng. Vì vậy, điều quan trọng là cung cấp đầy đủ kali trong chế độ ăn hoặc bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung kali bằng thuốc như thế nào cần có chỉ định của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật