Cảnh báo sẽ có nhiều trẻ bị ho gà vì không tiêm phòng

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà, giảm trường hợp mắc bệnh, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ được 90-95% trẻ.

Trẻ mắc bệnh ho gà nặng khi không tiêm vắc-xin

Ho gà là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ. Bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây bệnh.

Bệnh lan nhanh qua đường hô hấp và rất nguy hiểm nếu không phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Theo Tổ chức Y tế WHO, mỗi năm có khoảng 50 - 60 triệu người mắc bệnh ho gà trong đó khoảng 300.000  trường hợp tử vong chủ yếu là ở trẻ em dưới 1 tuổi.

Tại Việt Nam, hiện nay đang là thời kỳ cao điểm của bệnh ho gà, ở nhiều bệnh viện tỉnh đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị bệnh ho gà nặng mà nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chưa được gia đình cho đi tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ huynh không đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ như chủ quan, lo sợ sự cố, rủi ro… Điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ bởi lẽ bệnh ho gà lây lan nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Nếu để bệnh nặng thêm sẽ đi kèm với những biến chứng nguy hiểm.

Nhiều biến chứng nguy hiểm về bệnh ho gà

Bệnh ho gà nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây ho kéo dài trẻ hay nôn ọe mệt mỏi không ăn được, chảy nước mắt nước mũi và gây nên một số biến chứng nguy hiểm.

- Nhiễm trùng: Là biến chứng chính với các biểu hiện chủ yếu như bệnh viêm phổi viêm tai viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và gây tử vong cao, chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm đến 3/4.

- Suy hô hấp: Sau những cơn ho kéo dài và liên tục, trẻ thường đỏ mặt hay tím tái người, lâu dần dẫn đến tình trạng suy hô hấp và có thể gây tử vong ở trẻ nếu không chữa trị kịp thời.

- Biến chứng thần kinh: Thường xảy ra ở trẻ 12 tháng tuổi với các triệu chứng như co giật bệnh lý về não, có thể khiến trẻ chậm phát triển trí não ảnh hưởng đến trí lực.

- Biến chứng tăng áp lực ở lồng ngực hay bụng sẽ gây xuất huyết ở các vùng như mắt, mặt, mũi… gây tràn khí màng phổi tràn khí dưới da thoát vị rốn - bẹn sa trực tràng Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ còn bị mất nước sụt cân nghiêm trọng.

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất

Các bác sĩ khẳng định, tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà, giảm số trường hợp mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nhất là ở trẻ em, có thể bảo vệ được 90 - 95% trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 để phòng bệnh này. Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị nghi mắc bệnh ho gà. Đối với phụ nữ mang thai tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bảo vệ thai nhi tránh bị ho gà ngay từ bào thai.

Đối với những trẻ bị mắc bệnh ho gà nhẹ, bạn có thể điều ngoại trú. Tuy vậy, bạn cần chú ý chăm sóc trẻ một cách đúng đắn và hiệu quả, cụ thể như sau:

- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà và uống kháng sinh đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đừng quá nôn nóng vì bệnh có thể kéo dài đến mấy tuần. Đặc biệt không lạm dụng thuốc an thần hoặc kháng sinh thuốc ngủ… có thể gây hại cho trẻ.

- Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất, đảm bảo chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho trẻ, tránh kiêng cữ quá nhiều.

- Sau mỗi cơn ho của trẻ, bạn cần làm sạch mũi và miệng trẻ để giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.

- Cần cho trẻ tới bệnh viện khám lại nếu có các triệu chứng: Ho ngày càng nhiều khó thở nôn nhiều, người co giật tím tái… Lưu ý là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần phải đưa đến bệnh viện khám và chữa trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật