Cây bằng lăng chữa bệnh gút, tiểu đường hiệu quả không phải ai cũng biết

Ở Việt Nam, bằng lăng chỉ được biết đến là cây trồng làm cảnh, trong khi đây là một bài thuốc chữa nhiều bệnh của ở Philippines. Đến với đất nước Philippines, nhiều người ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của những hàng cây bằng lăng phủ rợp các con đường.

Nhưng nếu bạn tìm hiểu thì sẽ biết rằng người Philippines trồng nhiều bằng lăng không chỉ để làm đẹp đường phố mà còn vì những lợi ích vô cùng to lớn của loại cây này với sức khỏe con người.

Loại cây này cũng có rất nhiều ở Việt Nam, vì thế việc tìm hiểu thông tin về cây bằng lăng làm thuốc có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích cho chúng ta.

1. Mô tả:

Bằng lăng, hay còn gọi là Bằng lăng nước, tên khoa học là Lagerstroemia speciosa thuộc họ Tử vi – ythraceae.

Bằng lăng là loại cây thân gỗ, kích thước trung bình. Lá bằng lăng hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp, dài 10 - 25cm, rộng 5 - 9cm. Lá thường dai, rất nhẵn, hai mặt đều có màu nhạt.

 

Hoa bằng lăng mọc thành chùm đứng ở ngọn. Nhánh có lông, nụ hoa tròn hồng đỏ. Hoa to khoảng 3cm hay hơn, màu đỏ tím, đài có lông sát, cánh hoa có cuống, nhiều nhị. Thời gian ra hoa khoảng tháng 6.

Quả nang tròn dài dạng trứng mang lá đài xòe ra, nở thành 6 cánh.

2. Dược tính:

Theo kinh nghiệm của những người dân bản địa Philippines, cây bằng lăng có rất nhiều công dụng làm thuốc tùy theo từng bộ phận.

Vỏ cây và lá dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy hoa cũng dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất có ích đối với người có bệnh về bàng quang

Hạt có tác dụng an thần, gây ngủ, quả dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau ở miệng. Vỏ cây còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón

Đặc biệt, lá của cây bằng lăng được người dân sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

Những nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh trong lá và quả già của bằng lăng có chứa nhiều axít corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin

Phân tích ra cứ mỗi 20g lá và quả khô trong 100 cc nước có tác dụng tương đương với 6 - 7,7 đơn vị insulin

Rất nhiều bộ phận của cây bằng lăng có thể dùng để chữa bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Rất nhiều bộ phận của cây bằng lăng có thể dùng để chữa bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, tác dụng hạ đường huyết tốt nhất là ở quả già và lá già của cây bằng lăng, còn lá non và hoa cũng có tác dụng nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.

Ngoài ra, các hợp chất tanin như ellagitannins, lagertannins, lagerstroemia trong lá bằng lăng cũng được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết

Cách dùng để chữa tiểu đường như sau: Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường

Lá bằng lăng còn có tác dụng đối với nhiều căn bệnh khác

- Bệnh thừa cân, béo phì: Thành phần axít corosolic ngoài việc giảm đường huyết còn được chứng minh là giúp làm giảm béo phì Chiết xuất lá bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ.

Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể giảm 1 đến 2kg mỗi tuần nhờ sử dụng chiết xuất lá bằng lăng.

- Bệnh gút: Trong lá còn chứa valoneic axít dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm axít uric trong bệnh gút Dịch chiết từ lá bằng lăng được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gút tốt hơn thuốc.

- Bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật