Thuốc hạ huyết áp Nifedipin cũng có tác dụng tránh thai?

Nhiều người đã biết nifedipin là thuốc hạ huyết áp và chữa chứng đau nửa đầu (migraine), thuộc nhóm chẹn calci, dùng hàng ngày và có đến 6 hãng bào chế lớn đã sản xuất thuốc này.

Bác sĩ Susan Benoff của Bệnh viện North Shore thuộc Trường đại học tổng hợp New York, Mỹ là người đầu tiên nhận thấy Nifedipin có tác dụng tránh thai vào năm 1952 khi một cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn đã nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm nhưng thất bại. Khi soi tinh trùng dưới kính hiển vi thấy hình thể có vẻ bình thường nhưng làm các test khác lại thấy tinh trùng thiếu một chất hóa học có tác dụng kết nối quan trọng là mannose lectin và màng tinh trùng có lượng cholesterol cao hơn bình thường. Khi người chồng chuyển sang dùng loại thuốc hạ huyết áp khác thì nồng độ cholesterol ở màng tinh trùng giảm đi nhiều và cặp vợ chồng đã thụ thai được trong vòng vài tháng. Bác sĩ Benoff cũng nghiên cứu một số trường hợp hiếm muộn khác trước đây có nguyên nhân bí ẩn và thấy các ông chồng đều có dùng nifedipin.

Thuốc chẹn calci có tác dụng chẹn phần nào kênh calci ở các tế bào của timmạch máu (kênh calci điều hòa các ion calci đi qua màng tế bào). Những kênh calci này là những "cửa" có điện thế thấp có khả năng xuyên qua màng tế bào để chuyển các tín hiệu điện cho các cơ để cơ co hay giãn. Các thuốc chẹn calci làm cho tốc độ trao đổi calci giảm đi và làm cho các cơ của hệ tuần hoàn giãn ra và vì thế huyết áp giảm. Các thuốc chẹn calci cũng phần nào ngừng hãm các kênh calci bên trong màng tế bào của tinh trùng và vì thế đã ảnh hưởng đến hoạt động của tinh trùng chứ không phải là sự sản xuất ra tinh trùng. Nam giới dùng nifedipin vẫn tạo ra lượng tinh trùng bình thường và các tinh trùng có vẻ vẫn hoạt động bình thường khi xem dưới kính hiển vi nhưng các test lại cho thấy những tinh trùng này không thể thụ tinh cho trứng Các nhà khoa học trong labo của bác sĩ Benoff đã quan sát thấy tinh trùng của nam giới dùng nifedipin có nồng độ thấp mannose lectin ở màng tế bào, một chất rất quan trọng để kết hợp với màng ngoài của trứng Điều trị bằng nifedipin có thể ngăn cản mannose lectin di chuyển tới bề mặt của màng tế bào bằng cách làm cho màng trở nên cứng rắn do có quá nhiều cholesterol bám vào. Các nhà khoa học cũng nhận thấy có thể có nhiều hơn một týp kênh calci ở màng tinh trùng và những týp này cần tính đến khi chế tạo thuốc.

Cho tới nay vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nào chứng minh các thuốc chẹn kênh calci có tác dụng tránh thai cho nên chưa có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này.

Trong khi hiệu quả của nifedipin trên thực nghiệm đã được chứng minh nhưng các nhà nghiên cứu khác lại chứng minh rằng bệnh nhân ở các khoa hiếm muộn khác vẫn không ngừng dùng thuốc chẹn calci mà vẫn đạt kết quả thụ tinh. Vì các thuốc chẹn calci không làm thay đổi tiến trình tạo ra tinh trùng nên nam giới tự ý dùng nifedipine để tránh thai không thể dựa vào số lượng tinh trùng để đánh giá hiệu quả tránh thai. Chỉ có các test đánh giá về chức năng tinh trùng tại các khoa hiếm muộn mới có khả năng đo lường được hiệu quả tránh thai của nifedipin nhưng giá thành rất đắt (khoảng từ 300 - 600USD). Vì không có thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả tránh thai của nifedipin cho nên liều lượng nào thì có tác dụng tránh thai cũng vẫn là một bí ẩn.

Bệnh nhân dùng thuốc chẹn calci để hạ huyết áp với liều lượng khác nhau và tác dụng phụ tùy thuộc vào liều lượng.

Có nhiều loại thuốc chẹn calci và liều lượng dùng cũng rất khác nhau thì điều đó có nghĩa là tác dụng phụ cũng rất đa dạng nhưng thường gặp nhất (ở 2 - 12% số người dùng) là phù nề ngoại biên (các chi) nhức đầu nhẹ, nóng bừng mặt và buồn nôn Các thuốc chẹn calci không đi kèm với bất cứ tác dụng nào đến hormon hay libido (dục năng). Nifedipin đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm và độ an toàn đã được xác định, tuy nhiên nếu nam giới có huyết áp bình thường mà dùng nifedipin để tránh thai thì phạm vi và mức độ của các tác dụng phụ có thể khác. Tới nay, nifedipin chưa được dùng thử nghiệm trên nam giới có huyết áp bình thường hay thấp.

Các hãng dược phẩm không quan tâm nghiên cứu về tác dụng tránh thai của nifedipin vì 2 lí do: không muốn khách hàng biết về tác dụng tránh thai của nifedipin, như thế sẽ làm giảm doanh số bán nifedipin như là thuốc hạ huyết áp Thuốc nifedipin đang trở thành thuốc được sản xuất công khai (hết thời hạn bảo vệ tác quyền) nên nhiều hãng dược khác đã sản xuất thuốc, các hãng lớn cũng không có lợi gì nếu tiếp tục bỏ tiền ra nghiên cứu về tác dụng tránh thai của nifedipin. Có lẽ phải đến năm 2016 thì bác sĩ Benoff mới được giấy phép công nhận nifedipin có tác dụng tránh thai.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật