Những điều cần biết về chứng bệnh ngộ độc hải sản

Hải sản là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, đây cũng được xem là nguồn thực phẩm dễ dẫn tới bị ngộ độc thực phẩm nhất... Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát hơn về ngộ độc hải sản nhé!

Ngộ độc hải sản 

1. Biểu hiện của ngộ độc hải sản

Bệnh nhân khi bị mắc phải ngộ độc do hải sản thường có những biểu hiện cụ thể sau đây:

- Biều hiện nổi mề đay trên da nóng da chân tay sưng phù Mắt sụp.

ngộ độc hải sản có triệu chứng buồn nôn

Ngộ độc hải sản thường có các triệu chứng buồn nôn, đau bụng...

- Triệu chứng tiêu hóa như: nôn đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu,…đây là biểu hiện phổ biến của ngộ độc thực phẩm

- Một số trường hợp có thể xuất hiện biểu hiện sổ mũi hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể.

- Một số biểu hiện nguy cấp hơn có thể dẫn tới hệ hô hấp bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng viêm phế quản dạng hen phù nề thanh quản gây khó thở

2. Nguyên nhân ngộ độc hải sản

Hải sản không được bảo quản an toàn dẫn tới ngộ độc

Nguyên nhân của ngộ độc hải sản có thể do hải sản không được bảo quản an toàn dẫn tới bị hỏng, các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành chất độc, do hải sản chứ các chất thủy ngân độc hại
Ngộ độc hải sản do bảo quản không đúng cách

 Hải sản bảo quản không đúng cách dẫn tới chuyển hóa thành chất độc

Do cách chế biến hải sản không đúng cách cũng có thể dẫn tới các biểu hiện, triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Nguồn hải sản không đảm bảo tươi sạch cũng dẫn tới ngộ độc hải sản

Nguồn hải sản không đảm bảo tươi sạch cũng dẫn tới ngộ độc hải sản

Nguyên nhân nữa là do hải sản chết vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, loại hải sản đã qua sơ chế, được tẩm ướp, tẩy mùi, thêm rất nhiều gia vị để làm ngon miệng, đánh lừa cảm giác của khách hàng. Từ đó, gây ngộ độc cho người ăn.

3. Cách phòng tránh ngộ độc hải sản

Để phòng tránh ngộ độc hải sản cần lưu ý một số điều như:

– Không ăn hải sản chưa được nấu chín. Đặc biệt cua sống dễ ngộ độc là do trong thịt có chứa nang trùng. Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào người sẽ phá hoại phổi dẫn tới ho khạc ra máu, ngoài ra, một lượng nhỏ kí sinh xâm nhập lên não dẫn tới co giật thậm chí dẫn tới bại liệt
– Không ăn cá bị nhiễm độc: Những loại cá được nuôi ở những vùng nước ô nhiễm dễ nhiễm thủy ngân như cá kiếm, cá kình, cá thu…
lưu ý khi ăn hải sản nên ăn những loại cá tươi và chế biến sạch sẽ trước khi dùng

 

Trên đây là một số thông tin về ngộ độc hải sản, mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để các bạn tham khảo và có biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm - ngộ độc hải sản hiệu quả nhé. Chúc các bạn sức khỏe1

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật