Những sai lầm bạn cần tuyệt đối tránh khi ăn nhộng tằm
Nhộng tằm là món ăn ưa thích của nhiều người bởi vị giòn, bùi, béo, ngon miệng của nó. Tuy nhiên, trong nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm), không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu. Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Những sai lầm cần tránh khi ăn nhộng tằm
Không ăn nhộng quá to
Vì lợi nhuận nên nhiều thương lái sẵn sàng tẩm các chất hóa học để nhông to, căng tròn, bắt mắt, tuy nhiên ăn phải nhộng tằm đã ngâm tẩm này rất nguy hiểm.
Khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể. Vì vậy, nếu nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.
Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5oC.
Không ăn quá 2-3 bữa/tháng
Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.
Đối với trẻ em khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.
Không chế biến chung với cá, tôm
Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản. Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất không nên ăn nhộng tằm sống, hoặc mới qua chế biến sơ. Nhộng tằm phải được rửa kĩ lưỡng trước khi chế biến. Lưu ý: Không chế biến nhộng tằm với cá hoặc tôm.
Người bệnh gout không nên ăn
Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát đau ngay lập tức.
Người có tiền sử dị ứng
Mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng nên những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Vì thế khi bị dị ứng vì ăn nhộng tằm với triệu chứng như: buồn nôn chóng mặt đau bụng dữ dội, đi ngoài da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay và nên tránh ăn để tránh dị ứng ngộ độc…
- 6 sai lầm khi uống bột sắn dây giải nhiệt mùa hè gây hại cho... (Thứ tư, 20:08:01 19/05/2021)
- Thức ăn rơi xuống đất, nhanh tay nhặt lên ăn theo Quy tắc 5... (Thứ sáu, 17:30:06 14/05/2021)
- Uống rượu bia tránh xa 4 loại thực phẩm này kẻo gặp họa sát... (Thứ tư, 09:14:02 05/05/2021)
- 8 loại trái cây không bao giờ nhập khẩu từ Trung Quốc, bà nội... (Thứ bảy, 08:36:01 24/04/2021)
- Quên thịt đi, trứng rán cùng với thứ này mới thực sự bổ... (Thứ tư, 16:50:07 21/04/2021)
- Những món ăn sáng vừa ngon vừa bổ mà bạn không thể bỏ lỡ (Thứ bảy, 07:41:06 17/04/2021)
- Ăn xôi buổi sáng vừa lành vừa chắc dạ nhưng 5 nhóm người... (Thứ năm, 07:51:03 15/04/2021)
- Đại kỵ khi ăn trứng vịt lộn chị em cần biết kẻo gây hại... (Thứ tư, 08:26:04 07/04/2021)
- Không phải bún phở, đây là 7 món ăn sáng tốt gấp nhiều lần,... (Thứ Hai, 08:15:02 05/04/2021)
- Rong biển nấu canh xưa rồi, đem rang cơm thế này mới chất (Thứ năm, 16:42:04 01/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023