Giang mai ở miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giang mai ở miệng là một trong những dạng khác của bệnh giang mai. Bệnh cũng nguy hiểm như bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục, ở mắt. Tuy nhiên, rất nhiều người còn thiếu hiểu biết về bệnh, thậm chí còn cho rằng bệnh giang mai không thể xảy ra ở miệng. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu căn bệnh này.

Nguyên nhân giang mai ở miệng

Đây là là bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập và cơ thể gây bệnh. Xoắn khuẩn giang mai có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dù chỉ sự tiếp xúc với những vết xước rất nhỏ.

Các con đường xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh giang mai ở miệng gồm:

- Qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex): Khi tiến hành quan hệ tình dục bằng đường miệng xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh nếu như bạn có những vết xước ở miệng, lở loét chảy máu chân răng chảy máu nướu.

Giang mai ở miệng do xoắn khuẩn

Giang mai ở miệng do xoắn khuẩn

 

- Qua con đường gián tiếp: sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng, đặc biệt là bàn chải đánh răng của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai ở miệng tuy rằng khả năng lây bệnh theo con đường này không cao. Tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn cũng có thể là cơ hội để xoắn khuẩn giang mai thâm nhập và gây bệnh.

Triệu chứng

- Bệnh giang mai ở miệng giai đoạn 1:

Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày kể từ khi lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai tại mép, hai môi, lưỡi, cổ họng của người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh là các vết loét, không có bờ, nhẵn, màu đỏ tươi. Những vết loét này có tên gọi khoa học là săng giang mai. Săng giang mai này sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 6 tuần xuất hiện. Tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại và đánh dấu sự phát triển nguy hiểm của bệnh.

Cẩn trọng trước những triệu chứng của bệnh

Cẩn trọng trước những triệu chứng của bệnh

Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy miệng nóng rát như bị nhiệt miệng Lưỡi xuất hiện các vết bợt trắng đục, sưng hạch ở cổ và cảm thấy khó khăn khi nuốt nước bọt và khi ăn uống

Các triệu chứng của bệnh giai đoạn 1 khá giống với nhiệt miệng nên rất nhiều người bệnh bỏ qua không đi điều trị để bệnh phát triển đến giai đoạn 2.

- Bệnh giang mai ở miệng giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 săng giang mai vẫn tiếp tục xuất hiện trở lại sau khi đã biến mất ở giai đoạn 1. Nhưng ở giai đoạn này các săng giang mai sẽ không chỉ xuất hiện ở miệng mà bắt đầu lan rộng ra toàn bộ cơ thể kể cả bộ phận sinh dục cũng sẽ xuất hiện các săng giang mai.

Các triệu chứng của bệnh kèm theo có thể xuất hiện như toàn bộ cơ thể sẽ bị nổi ban rụng tóc lòng bàn chân, lòng bàn tay xuất hiện cảm giác rát đau bụng sưng khớp. Ngoài ra nhiều người bệnh còn xuất hiện cảm giác khó thở nói không ra tiếng.

Cách chữa bệnh

- Bệnh nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho hiệu quả cao hơn khi để bệnh phát triển triển đến giai đoạn nặng. Nhất là khi xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào lục phủ ngũ tạng thì việc điều trị khỏi gần như là không thể

- Có thể sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh giang mai ở miệng. Sau khi tiến hành xét nghiệm các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị bệnh.

Điều trị giang mai ở miệng bằng thuốc có thể mang lại nhiều tác dụng

Điều trị giang mai ở miệng bằng thuốc có thể mang lại nhiều tác dụng

- Khi ở giai đoạn bệnh còn nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc uống hoặc thuốc tiêm liều nhẹ. Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm thuốc liều cao hơn liên tục trong 10 ngày.

- Người bệnh phải đi thăm khám lại sau 3 tháng điều trị. Trong 3 năm tiếp theo nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ nắm rõ tình hình của bệnh, và có biện pháp điều trị nếu như bệnh có dấu hiệu tái phát.

Lưu ý

- Bệnh giang mai ở miệng rất dễ lây truyền sang cho người khác.

- Bệnh nhân tránh không nên dùng chung cốc chén, bát đũa với người xung quanh để tránh bệnh truyền nhiễm sang cho người khác.

- Tránh uống rượu và các chất kích thích vì họng lúc này rất dễ bị tổn thương nếu bệnh nhân không giữ gìn cẩn thận.

- Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị giang mai của bác sĩ. Nếu không được điều trị đúng phác đồ, bệnh giang mai ở miệng rất có thể sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể như bộ phận sinh dục, chân tay,.. gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh như hệ thần kinh bị tê liệt mất trí nhớ mù,... thậm chí có thể dẫn tới tử vong

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật