Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung ở chị em gái

Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu rõ ràng nên chị em cần lưu ý những thay đổi bất thường ở 'vùng kín' để kịp thời phát hiện bệnh.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai mà phụ nữ hay mắc phải. Bệnh này rất khó chữa nếu không được phát hiện sớm. Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh được chữa khỏi gần 100% các trường hợp phát hiện sớm.

Ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV hoặc một loại siêu vi khuẩn human papillomarivus được lây truyền qua đường tình dục gây nên. Ngoài ra, các yếu tố khác như hút thuốc lá, giao hợp bằng miệng, hay có nhiều đối tác tình dục… cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng này.

Theo thống kê thì những người bị ung thư cổ tử cung rơi vào chị em có độ tuổi trung bình là 48. Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh này. Nhiều phụ nữ dù tuổi đời mới 20 nhưng đã phát triển bệnh. Đặc biệt là kể từ khi nhiễm HPV và chứng loạn sản ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trẻ thì khả năng bị ung thư cổ tử cung càng cao.

Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu nhưng chị em cần hết sức chú ý các biểu hiện như: chảy máu sau khi ‘quan hệ’, giữa các kỳ kinh nguyệt sau khi mãn kinh đau vùng chậu và tiết dịch âm đạo bất thường... vì các triệu chứng này hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.

Đúng là trong nhiều trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung phát triển nặng thì người bệnh phải cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị bệnh duy nhất. Các phương pháp điều trị khác, bao gồm cả bức xạ hóa trị liệu sinh thiết côn… cũng có thể được sử dụng để điều trị căn bệnh này. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ tiến triển bệnh và tình trạng thể chất của bạn.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung là hạn chế tối đã các hoạt động liên quan kể trên và tiêm phòng HPV từ sớm.

Loạn sản là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Để phát hiện sớm các dấu hiệu loạn sản, chị em nên tiến hành các xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear). Tất cả phu nữ 18 tuổi trở lên (hoặc trẻ hơn nếu đã từng giao hợp) cần phải đi thử Pap và khám phụ khoa mỗi năm một lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật