Giảm đau lưng khi mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước. Càng về cuối thai kỳ thai nhi càng phát triển, bụng thai phụ càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng đau mỏi hơn.
Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu.
Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 - 4.
Cơn đau lưng rất khó chịu, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.
Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi vận động sai tư thế,… cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.
Để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé thai phụ nên thực hiện các biện pháp sau:
- Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng. Khi nằm không nên nằm giường cứng mà nên có nệm chắc, không quá mềm, quá dày và có quá nhiều lò xo đàn hồi. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.
Nên nằm nghiêng để tránh đau lưng khi mang thai.
- Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.
- Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.
- Nếu có biểu hiện đau tăng đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:02 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:08 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:07 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:08 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:06 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:00 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:03 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:02 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:07 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:08 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023