5 bước xử lý khi bị hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết nếu không hiểu biết rõ khi gặp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Tham khảo bài viết dưới đây để chăm sóc người thân của bạn tốt hơn trong việc phòng, xử lý hạ đường huyết.

Dấu hiệu bạn đang bị hạ đường huyết

Đường gluco có vai trò rất quan trọng, nó được đưa đến khắp các bộ phận trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng để đảm bảo cho sự sống của con người. Khi lượng đường này sụt giảm tuyến tụy của bạn sẽ giải phóng glucagon một hooc môn giúp cơ thể phá vỡ lượng gluco dự trữ trong máu. Dẫn tới việc chúng ta gặp chứng hạ đường huyết đột ngột.

Người bị hạ đường huyết thường có tâm trạng bất ổn, bao gồm nhầm lẫn, lo lắng căng thẳng run rẩy, quá đói, đổ mồ hôi lạnh, da mềm nhũn, nhịp tim nhanh,mờ mắt chóng mặtmệt mỏi  Ngoài ra, nếu bạn kiểm tra đường huyết và thấy nó < 70 mg / dL, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hạ đường huyết. Người hạ đường huyết có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Xử lý khi bị hạ đường huyết

Khi thấy có dấu hiệu bị hạ đường huyết, bạn hãy làm theo các bước sau đây để khôi phục lại lượng đường máu ở mức bình thường:

Bước 1: Ngồi xuống kịp thời

Cần ngồi xuống ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết  Nếu có hiện tượng hạ đường máu cần ngồi xuống tại chỗ để đảm bảo an toàn. Dù bạn đang lái xe hay đi bộ, làm việc nhà thì cần dừng tất cả các hoạt động lại và ngồi xuống, hành động này sẽ giúp bạn giữ thăng bằng và ổn định trạng thái.

Bước 2: Kiểm tra lượng đường trong máu

Nếu bạn còn tỉnh táo bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết Nếu chỉ số 70mg/dl hoặc thấp hơn thì bạn đang bị triệu chứng hạ đường huyết

Bước 3: Bổ sung carbohydrate (Carbs) vào cơ thể

Bổ sung carbonhydrat để làm tăng lượng đường trong máu, ăn bánh ngọt hay kẹo giúp tăng đường huyết cho người bệnh tiểu đường Khi bạn bị hạ đường huyết cần bổ sung ngay Carbs sẽ mang lại lượng đường trong máu lên nhanh chóng. Bổ sung Carbs bằng những cách:

- Ăn từ 4 -5 bánh mặn.

- Hoặc 5-6 miếng kẹo cứng

- 4 muỗm cà phê đường

- 3-4 viên nén glucose

- ½ cốc nước ép trái cây hoặc soda

- 1 ly sữa

- 1 muỗng canh mật ong hoặc siro ngô

Bước 4: Chờ đợi và xác định phương pháp điều trị

Khi đã bổ sung Carbs một trong những cách trên thì bạn đừng tiếp tục ăn mà đợi khoảng 15 phút, sau đó kiểm tra lượng đường huyết một lần nữa. Nếu mức độ đường huyết vẫn giảm bạn ăn thêm 15-20gr đường hoặc carbohydrate. Bạn ăn và chờ đến khi nào nồng độ đường máu của mình lên 70mg/dl hoặc cao hơn thì thôi.

Bước 5: Tìm sự giúp đỡ y tế

Nếu lượng đường huyết của bạn không tăng bạn cần được chăm sóc y tế bởi các bác sỹ chuyên khoa sẽ điều trị cho bạn bằng cách tiêm glucogon để tăng nồng độ đường máu.

Như vậy hạ đường huyết rất nguy hiểm đến tính mạng của người đái tháo đường nếu không có cách xử trí tốt. Do đó, người thân và bệnh nhân đái tháo đường cần có kiến thức tốt trong việc phòng và điều trị biến chứng tiểu đường trong đó có hạ đường máu

Những thực phẩm hạn chế nguy cơ bị hạ đường huyết

Lên kế hoạch bữa ăn là một phần thiết yếu giúp bạn kiểm soát chứng hạ đường huyết. Để tránh hạ đường huyết, bạn cần ăn đủ lượng carbohydrates trong mỗi bữa ăn; ăn vặt giữa các bữa ăn, trước khi tập thể dục và trước khi đi ngủ. Lượng carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường huyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người cần tiêu thụ khoảng 45-60g carbohydrates cho mỗi bữa ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật