Cách chữa hạ đường huyết tùy thuộc các triệu chứng lâm sàng

Các dấu hiệu và triệu chứng kích thích thần kinh thường xuất hiện sớm và phổ biến. Não cần glucose để tồn tại, hạ đường huyết kéo dài sẽ làm tổn thương não Bổ sung glucose là biện pháp điều trị cấp cứu cơ bản trong tất cả các giai đoạn hạ đường huyết Thực hiện cách chữa hạ đường huyết cấp cứu ban đầu đúng khi có biểu hiện nghi ngờ hạ đường huyết trong đời sống hàng ngày. 

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng hạ đường huyết ở người bệnh có và không có đái tháo đường thường không đặc hiệu. Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng kích thích thần kinh (tự động) và thiếu glucose não.

Các triệu chứng kích thích thần kinh bao gồm run rẩy, hồi hộp lo âu nhịp tim tăng nhưng không nhiều (qua trung gian catecholamine, adrenergic) và vã mồ hôi da tái nhợt, cảm giác đói, và rối loạn cảm giác (qua trung gian acetylcholine, cholinergic). Các biểu hiện này, thường xuất hiện sớm và phổ biến, gây ra bởi tác động của thần kinh giao cảm là một hệ thần kinh tự động trong cơ thể.

Khi có những biểu hiện lâm sàng, cần xác định cách chữa hạ đường huyết

Khi có những biểu hiện lâm sàng, cần xác định cách chữa hạ đường huyết

Các triệu chứng do thiếu glucose não bao gồm tổn thương nhận thức, thay đổi hành vi, các bất thường vận động tâm thần và khi nồng độ glucose máu thấp hơn có thể có co giậthôn mê Đôi khi, các khuyết thiếu thần kinh thoáng qua có thể xuất hiện. Các tổn thương thần kinh vĩnh viễn rất hiếm nhưng có thể có và thường gặp hơn ở người bệnh đái tháo đường có hạ đường huyết nặng kéo dài. Mặc dù hạ đường huyết kéo dài quá lâu có thể gây chết não ở người bệnh đái tháo đường nhưng phần lớn các giai đoạn hạ đường huyết sẽ phục hồi sau khi nồng độ glucose máu tăng lên về giá trị bình thường và giai đoạn tử vong nhưng hiếm gặp, thường được cho là hậu quả của rối loạn nhịp tâm thất.

Cách chữa hạ đường huyết

Thực hiện các biện pháp cấp cứu ban đầu theo các bước ABC

Các biện pháp điều trị cấp cứu đặc hiệu

Truyền glucose tĩnh mạch (tại cơ sở y tế)

+ Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, tiêm 50 ml dung dịch glucose 50% (chứa đựng xấp xỉ 25g glucose, có thể giải quyết được hầu hết các giai đoạn hạ đường huyết).

+ Theo dõi tình trạng ý thức người bệnh và kiểm tra lại đường huyết mao mạch 15 – 30 phút sau tiêm glucose 50%.

Cách chữa hạ đường huyết với các liều dung dịch glucose 50% hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5 – 10% có thể cần thiết để duy trì nồng độ glucose máu phù hợp. Thiếu glucose não (rối loạn ý thức, các biểu hiện giống co giật các tổn thương TKTƯ) có thể phải mất một thời gian mới hồi phục hoàn toàn được. Nếu các bất thường vẫn còn tồn tại trên 30 phút sau khi truyền glucose và hạ đường huyết không trở lại (không còn hạ đường huyết) thì phải tìm kiếm các nguyên nhân khác bằng chụp CLVT và các xét nghiệm phù hợp

Ăn uống đường miệng

Ngay khi người bệnh tỉnh lại (hoặc người bệnh còn tỉnh), nước hoa quả (vd: nước táo,nước nho; 300 ml chứa khoảng 15g glucose) là sự lựa chọn tốt để duy trì nồng độ glucose máu, hoặc một bữa ăn nhẹ là phù hợp. Những trường hợp nhẹ chỉ cần cho uống nước đường, hoặc ăn uống là đủ.

Bổ sung nước hoa quả giúp ổn định lại lượng đường huyết

Bổ sung nước hoa quả giúp ổn định lại lượng đường huyết

Glucagon

Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch có thể tiêm bắp 1mg glucagon là cách chữa hạ đường huyết hiệu quả. Thời gian đáp ứng vào khoảng 10 – 15 phút buồn nôn và nôn do sự điều chỉnh quá mức nồng độ glucose máu (quá liều glucagon) khá phổ biến. Vì glucagon có thể tiêm bắp nên tất cả người bệnh đái tháo đường đang dung insulin (hoặc gia đình họ) cần luôn mang theo glucagon và biết cách tiêm nếu cần.

Theo dõi

Chú ý thời gian tác dụng của insulin hoặc các thuốc uống hạ đường huyết mà người bệnh đã sử dụng. Cần nhập viện theo dõi để điều chỉnh liều thuốc nếu như hạ đường huyết nặng hoặc tái đi tái lại.

Tại bệnh viện: kiểm tra đường máu mao mạch mỗi giờ cho tới khi nồng độ glucose máu ổn định. Nói chung cách chữa hạ đường huyết người bệnh cần được theo dõi qua thời gian tác dụng đỉnh của insulin cụ thể như khoảng từ 30 phút tới 1-2 giờ đối với insulin lispro hoặc insulin aspart 2 - 4 giờ đối với regular insulin hoặc 6 – 8 giờ đối với NPH. Insulin glargine không có hoạt động đỉnh và nói chung bản thân nó không gây hạ đường huyết. Những người bệnh dùng insulin tác dụng chậm có thời gian tác dụng đỉnh như lente hoặc ultralente, hoặc người bệnh uống thuốc sulfonylurea thì cần phải được theo dõi chặt chẽ hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật