Cẩn thận khi bị chảy máu cam nếu không sẽ gặp những hậu quả đáng ngờ
Câu hỏi 1: Thưa Bác sĩ! Bạn gái em năm nay 18 tuổi, khoảng 2 tuần 3 tuần lại ra máu cam một lần, ban ngay cũng có, ban đêm cũng ra, vậy có gì nguy hiểm không Bác sĩ?
BS. Từ Tấn Tài, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, trả lời:
Chào cháu,
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Riêng về câu hỏi của cháu cung cấp rất ít thông tin cho Bác sĩ nên chỉ có thể trả lời chung chung như sau đây mà thôi. Để giúp được nhiều hơn, cháu có thể cung cấp tiếp các thông tin sau: từ bé đến giờ bạn có mắc bệnh gì không?
Có đang uống thuốc gì không? Mũi bạn cháu ngoài chảy máu cam có bị nghẹt, chảy mũi, hắt xì không? Bạn cháu chảy máu cam lúc ngủ hay lúc chạy nhảy chơi đùa ngoài nắng rồi về chảy máu mũi? Có khi nào trong đêm ngủ chảy máu mũi sáng ra thấy máu bầm ở mũi không?Trong gia đình có ai mắc bệnh dễ chảy máu khó cầm không? Máu mũi cháu tự chảy tự cầm hay cháu phải vào viện cấp cứu mỗi lần chảy máu mũi? Mỗi lần chảy chỉ vài giọt rồi thôi hay chảy kéo dài? Chu kỳ hàng tháng bạn cháu trung bình mấy ngày?
Trường hợp phổ biến nhất là ở các cháu khỏe mạnh hay hoạt động rất tích cực ngoài trời sau đó vào nhà bị chảy máu mũi vài giọt thì hết chảy. Vài ba ngày chảy máu như vậy 1 lần. Mũi bình thường, không có bệnh về mũi. Thỉnh thoảng đêm ngủ máu chảy trên gối sáng ra mới thấy. Trời càng nắng, càng hoạt động mạnh càng dễ ra máu mũi. Ngoài chảy máu mũi, vẫn sinh hoạt bình thường.
Đây là trường hợp bạn có cấu tạo mạch máu mũi kém bền, dễ giãn nở khi hoạt động mạnh và thời tiết nóng. Bệnh này không đáng lo lắm. Càng lớn lên chảy máu mũi sẽ giảm dần và khỏi khi trưởng thành. Chỉ cần chú ý giới hạn bớt hoạt động ngoài trời nắng trong thời gian hiện tại đề phòng chảy máu mũi Cũng có khi nguyên nhân gây chảy máu mũi rất đơn giản là do bạn cháu có thói quen ngoáy mũi. Bạn cháu cần bỏ thói quen xấu này(không được ngoáy mũi) và cắt ngắn móng tay thường xuyên. Vì khi móng dài, sắc, ngoáy vào mũi sẽ gây tổn thương mạch máu mũi dẫn đến chảy máu mũi.
Bên cạnh đó, bạn cháu nên cùng gia đình đi xét nghiệm kiểm tra chức năng đông cầm máu ở Viện Huyết học truyền máu trung ương - Hà Nội hoặc khoa Huyết học các bệnh viện để loại trừ các nguyên nhân chảy máu do rối loạn về huyết học gây ra.
Khi bị chảy máu mũi thì bạn cháu làm gì? Lời khuyên tốt nhất là lúc chảy máu mũi bạn cháu nên tìm bóng mát ngồi tựa lưng nghỉ ngơi, cúi mặt(không phải ngữa cổ), há miệng thở, lấy ngón tay trỏ đặt vuông góc cùng bên cánh mũi chảy máu ép vào vách ngăn mũi bịt kín nơi chảy máu. Giữ như vậy 10 phút. Nếu được thì đắp thêm khăn ướt lên mũi để máu nhanh cầm.
Chúc bạn cháu nhanh khỏi chảy máu mũi!
Câu hỏi 2: Chào Bác sĩ! Bạn gái em năm nay 18 tuổi là nữ, thường bị ra máu cam. Cô ấy bị ra máu cam khoảng 1 năm nay, cứ nóng trong mình là ra, ban ngày cũng có, ban đêm cũng có, hiện không uống thuốc gì hết, người thân cũng không ai bị ra máu cam hết, cũng không có ngoáy mũi, kinh nguyêt bình thường, không ra ngoài trời nắng, ở trong mát cũng ra máu cam. Kính mong Bác sĩ giải đáp giùm!
BS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội, trả lời:
Chào em!
Bạn gái em bị chảy máu cam đã 1 năm nay, không biết cô ấy có bị các bệnh gì khác kèm theo hay không? Chảy máu cam là chảy máu của niêm mạc mũi. Niêm mạc mũi là hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên với rất nhiều mạch máu nuôi dưỡng tạo thành một mạng lưới mao mạch dày đặc và nằm ở rất nông nên rất dễ bị chảy máu (chảy máu cam). Chảy máu cam thường do hai nhóm nguyên nhân gây chính nên, đó là nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân.
- Nguyên nhân tại chỗ: do những bệnh lý tại mũi gây ra như viêm mũi viêm xoang chấn thương mũi… Những bệnh lý khối u ở mũi cũng gây chảy máu mũi (gặp ở thanh, thiếu niên nhiều hơn) tuy ít gặp nhưng có thể nguy hiểm và khó điều trị.
- Nguyên nhân toàn thân: chảy máu mũi chỉ là biểu hiện triệu chứng của bệnh toàn thân như: tăng huyết áp do các yếu tố đông máu (bệnh máu, bệnh gan), u ác tính…
Dựa vào tần số chảy máu cam chảy máu một bên hay hai bên mũi mà có thể hướng tới nguyên nhân chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam em khuyên bạn dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có chảy máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước (không nên ngửa mặt khi chảy máu cam vì động tác này không có tác dụng cầm máu mà có thể làm cho máu chảy ngược vào cổ họng gây ra khó thở hoặc nôn mửa). Có thể dùng bông, gạc để cầm máu.
Em khuyên bạn nên bổ sung vitamin C cũng như ăn nhiều trái cây có màu xanh như chanh, cam, bưởi, ổi… để làm vững thành mạch.
Tốt nhất, em khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác và điểu trị hiệu quả.
Chúc các em vui, khỏe!
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:08 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:03 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023