Cảnh báo của bác sĩ khi dùng cimetidin điều trị bệnh dạ dày

Tôi năm nay 35 tuổi, được chẩn đoán loét dạ dày hơn 1 năm nay. Trong đơn điều trị được bác sĩ chỉ định có thuốc cimetidin, theo tôi được biết đây là thuốc thuộc nhóm kháng thụ cảm thể H2. Xin hỏi việc dùng kéo dài có ảnh hưởng gì không, thuốc nào có thể thay thế cimetidin?

Cimetidin là thuốc thuộc thế hệ đầu tiên của thuốc kháng thụ cảm thể H2, ra đời năm 1976; được phép lưu hành vào 8/1977 và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong điều trị loét dạ dày tá tràng, có tác dụng cắt cơn đau nhanh, liền sẹo khoảng 80% sau 6 tuần điều trị. Kể từ đó đến nay cimetidin trở thành một trong những thuốc được kê đơn phổ biến nhất chỉ đứng sau Ranitidin

Ranitidin là thế hệ thứ hai, ra đời sau cimetidin, thuốc có cấu trúc hơi khác với cimetidin, có tác dụng gây giảm tiết dịch vị gấp 5 - 10 lần cimetidin khi sử dụng cùng liều. Tuy nhiên thuốc cũng không làm thay đổi diễn tiến tự nhiên của bệnh. Sau đợt điều trị ngắn hạn mà dừng thuốc tỷ lệ tái phát là 50% trong vòng 6 tháng, 85% tái phát sau 1 năm. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn cimetidin, chủ yếu là nhức đầu chóng mặt, ngứa.. ngừng thuốc thì hết.

Sau này các thuốc thế hệ 3 (nizatidin) thế hệ 4 (famotidin) ra đời có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều.

Trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp những triệu chứng bất thường do thuốc gây nên như: tiêu chảy đau đầu chóng mặt ngủ gà lú lẫn trầm cảm kích động... hay chứng to vú ở đàn ông bất lực ở đàn ông tăng men gan viêm gan mạn tính vàng da rối loạn chức năng gan viêm tụy có thể xảy ra. Các phản ứng này cũng sẽ khỏi khi ngừng thuốc... Đây là những tác dụng phụ của thuốc, những triệu chứng này có thể gặp ngay cả ở liều điều trị.

Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm này còn gây tương tác với rất nhiều thuốc khác, vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật