Chữa hen phế quản theo y học cổ truyền và y học hiện đại

Bệnh hen phế quản, còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch.

Chỉ có thể phòng tránh cơn hen tái phát bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn hen như: dị ứng nhiễm khuẩn đường hô hấp stress gắng sức... chứ không thể chữa dứt điểm bệnh hen phế quản

Theo BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định:

Hiện nay có 2 trường phái điều trị hen phế quản đó là theo tây y và đông y

Theo Tây Y

Hầu hết các thuốc điều trị chữa hen phế quản có tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc giảm viêm (thuốc corticosteroids). Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng.

Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Sự hấp thu của các thuốc dạng hít vào các nơi khác của cơ thể là rất ít. Do đó các tác dụng phụ ít gặp hơn so với các thuốc dạng uống.

Theo Đông y

Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn)

Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng phòng chống tái phát.

Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: 'Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm', 'Tiểu thanh long gia giảm', 'Tiền hồ thang gia vị'…

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật