Có thể thuốc chữa ung thư máu tăng nguy cơ tắc mạch máu
Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) đã có các bằng chứng cho thấy nguy cơ tắc nghẽn mạch máu khi dùng ponatinib có thể do nguyên nhân từ liều điều trị. Tuy nhiên, tại thời điểm đó dữ liệu chưa đầy đủ để khuyến cáo giảm liều thuốc.
Hơn nữa, liều thấp hơn có thể không hiệu quả như liều hiện tại đang sử dụng ở tất cả các bệnh nhân và trong điều trị dài hạn. Do đó, liều khởi đầu khuyến cáo của ponatinib vẫn ở mức 45mg mỗi ngày một lần. Đến nay, mặc dù vẫn chưa có đủ bằng chứng về nguy cơ tắc mạch máu do liều ponatinib nhưng MHRA vẫn đưa ra khuyến cáo bác sĩ nên cân nhắc giảm liều thuốc xuống 15mg mỗi ngày đối với những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy mạn tính (CP-CML) đang đáp ứng tốt với điều trị và những người có nguy cơ bị tắc mạch máu cao. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá toàn trạng người bệnh khi dùng thuốc bác sĩ cần chú ý đến nguy cơ tim mạch do thuốc như suy yếu cơ tim suy tim sung huyết..., các tác dụng phụ của thuốc (suy gan viêm tụy ), thời gian đáp ứng... Nếu giảm liều, bác sĩ điều trị cũng cần theo dõi chặt chẽ tác dụng của thuốc đối với bệnh. Trường hợp bệnh nhân đã được dùng thuốc trong 3 tháng điều trị nhưng hoàn toàn không có đáp ứng thì nên ngừng sử dụng.
Thuốc ponatinib thuộc loại thuốc điều trị trúng đích, được lựa chọn là giải pháp cuối cùng khi những biện pháp khác không đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ, có khi nguy hiểm như dị ứng đau tim hoặc đột quỵ và tắc mạch máu được dự đoán nguyên nhân do liều sử dụng thuốc gây ra như trên.
Để sử dụng thuốc hiệu quả, người bệnh cũng được khuyến cáo không tự ý tăng hay giảm liều dùng, không tự ý ngừng hay gián đoạn việc dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ, không ép vỡ, đập nát viên thuốc mà cần nuốt cả viên. Ngoài ra, cần tránh nước ép bưởi khi dùng thuốc này do bưởi và nước bưởi có thể tương tác với ponatinib và dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Đối với người chăm sóc, cần đeo găng tay cao su khi làm sạch chất dịch cơ thể của người bệnh, xử lý rác thải bị ô nhiễm hoặc giặt hoặc thay tã do thuốc có thể đi vào dịch cơ thể (nước tiểu, phân, chất nôn). Rửa tay trước và sau khi tháo găng tay. Không giặt quần áo và khăn mặt chung với đồ dùng của người bệnh.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:01 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:06 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:02 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023