Cotrimoxazol phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội không phải ai cũng biết

Mục đích dùng cotrimoxazol là để dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội (NTCH) như PCP (viêm phổi do Pneumocystis), viêm não do Toxoplasma, phòng tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số vi khuẩn gây ra ở người có HIV, đặc biệt là trẻ em...

Dùng khi nào?

Đối với trẻ phơi nhiễm HIV, chỉ định dự phòng cotrimoxazol cho trẻ từ tuần tuổi thứ 4-6 sau khi sinh và duy trì đến khi loại trừ nhiễm HIV.

Đối với trẻ khẳng định nhiễm HIV, dưới 24 tháng tuổi, chỉ định điều trị dự phòng cotrimoxazol cho tất cả trẻ nhiễm HIV.

Từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi, dùng cotrimoxazol ở giai đoạn lâm sàng 2 - 3 và 4 không phụ thuộc vào tế bào TCD4 hoặc % TCD4 < 25% hoặc số lượng TCD4 nhỏ hơn hoặc bằng 750 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng. Từ 60 tháng tuổi trở lên, có xét nghiệm TCD4 dùng cotrimoxazol giai đoạn lâm sàng 3 - 4 không phụ thuộc số lượng tế bào TCD4 hoặc TCD4 nhỏ hơn hoặc bằng 350 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng. Nếu không xét nghiệm TCD4 dùng cotrimoxazol ở giai đoạn lâm sàng 2 - 3 - 4.

Cotrimoxazole là thuốc gồm hai thành phần: trimethoprim (TMP) và sulfamethoxazole (SMX). Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều điều trị dự phòng là 5mg/kg/ngày tính theo TMP, uống 1 lần trong ngày...

Trường hợp bị dị ứng với cotrimoxazol, có thể dùng thuốc dapson để thay thế với liều 2mg/kg/ngày, uống hàng ngày hoặc liều 4mg/kg/lần, uống 1 lần/tuần. Dapson tác dụng kém hơn cotrimoxazol trong phòng PCP và không dự phòng được viêm não do Toxoplasma.

Khi nào ngừng điều trị dự phòng?

Ngừng điều trị dự phòng khi trẻ đã được điều trị ARV và trong 6 tháng liên tục có số lượng tế bào CD4 trên 25% đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi và trên 200 tế bào đối với trẻ trên 5 tuổi. Tái điều trị dự phòng khi số lượng tế bào CD4 giảm đến tiêu chuẩn cần được điều trị dự phòng của lứa tuổi.

Cần lưu ý

Không được dùng thuốc này trong trường hợp dị ứng với nhóm sulfamid (cotrimoxazol). Khi dự phòng các nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazol, trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra như nôn buồn nôn phát ban xảy ra trong 1 - 2 tuần đầu điều trị hoặc các tác dụng phụ nặng hơn như thiếu máu giảm bạch cầu hạt, phát ban, ngộ độc gan Vì vậy, cần tư vấn cho người chăm sóc và trẻ về các tác dụng phụ này, cách xử trí và cần đến khám tại các cơ sở y tế khi nghi ngờ có tác dụng phụ nặng.

Đối với các trường hợp phát ban do cotrimoxazol:

Mức độ 1 (nhẹ) với triệu chứng ban đỏ và mức độ 2 (trung bình) với triệu chứng ban sần lan tỏa, tróc vẩy khô: tiếp tục điều trị dự phòng bằng cotrimoxazol, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Điều trị triệu chứng và kháng histamin

Ở mức độ 3 (nặng) với triệu chứng ban phỏng nước, loét niêm mạc và mức độ 4 (rất nặng) với biểu hiện viêm da tróc vẩy, hội chứng Steven Johnson hoặc hồng ban đa dạng bong da ướt: cần nhập viện điều trị hỗ trợ và ngừng vĩnh viễn sử dụng cotrimoxazole.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật