Điều trị u lành tuyến giáp bằng sóng cao tần mà không cần phẫu thuật

Với kỹ thuật mới điều trị u lành tuyến giáp bằng sóng cao tần, các khối u tuyến giáp lớn đến 5cm cũng có thể tự tiêu, không để lại bất cứ dấu hiệu can thiệp nào trên vùng cổ bệnh nhân. Thay vì mổ mở hay nội soi, các bác sĩ chỉ cần chọc kim, chiếu tia đốt sóng cao tần để triệt nhân bướu cổ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta, số người mắc bệnh bướu giáp nhân khu vực miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ 30-40% trong cộng đồng, có nơi lên tới 80%. Trung bình hằng năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Bệnh nhân khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 20- 30%. Tỷ lệ này ở vùng đồng bằng phía Bắc thấp hơn, chỉ từ 6 -10%.

GS.TS Phạm Minh Thông, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm từ lâu nay, để điều trị u tuyến giáp lành tính, các bác sĩ tiến hành mổ mở hoặc nội soi từ ngực hoặc nách, cắt đi một phần hoặc 1 bên tuyến giáp

Với u bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. Nhưng bướu giáp lớn có thể làm cho khó thở hoặc nuốt và có thể gây ho khàn tiếng Ngoài ra, bướu giáp có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏităng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt khó ngủ tim đập nhanh, suy tim (do cường giáp). Với u ác tính, bắt buộc phải mổ, điều trị theo phác đồ ung thư tuyến giáp Còn u lành tính, việc chỉ định điều trị chỉ được diễn ra khi kích thước khối u lớn, ảnh hưởng ăn uống hô hấp hoặc gây các biến chứng.

Tuy nhiên, theo GS.TS Phạm Minh Thông, đối với loại bệnh lý mà phụ nữ là đối tượng mắc bệnh nhiều gấp 5 lần nam giới như bướu giáp nhân thì vấn đề sẹo xấu làm nhiều người ngần ngại, chần chừ điều trị.  Bên cạnh đó, khi phẫu thuật, bệnh nhân phải gây mê, nằm viện lâu ngày, thậm chí có thể có có sẹo nếu mổ mở và có tỉ lệ tai biến nhất định như khản tiếng suy giáp có thể phải dùng hormone hỗ trợ.

Khoảng vài năm gần đây, nhiều nước trên thế giới bắt đầu áp dụng phương pháp sử dụng sóng cao tần (RFA) để đốt u tuyến giáp. Kỹ thuật này được thực hiện đầu tiên tại Hàn Quốc, tiếp sau đó được phát triển và áp dụng rộng rãi trên thế giới như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản

ThS. BS Ngô Lê Lâm- Khoa Chẩn đoán hình ảnh- Bệnh viện Bạch Mai cho biết, để triển khai kỹ thuật này, bác sĩ sẽ chọc kim vào khối u dòng diện xoay chiều sẽ truyền từ nguồn đến kim đốt gây nhiệt làm xơ hóa, thu nhỏ dần tổ chức u. Nguyên lý hoạt động tương tự như đốt khối u gan u tử cung u phổi… bằng sóng cao tần. Với những trường hợp khối u dạng nang lẫn nhân, bác sĩ sẽ tiêm cồn chọc hút dịch trước khi chiếu tia.

Bổ sung thêm thông tin, GS.TS Phạm Minh Thông nhấn mạnh: Điểm quan trọng nhất khi đốt là phải chú ý đến dây thần kinh quặt ngược ở vùng cổ bởi nếu đốt trúng 2 dây thần kinh này sẽ gây khản tiếng cho người bệnh.

Tuy nhiên với máy siêu âm thế hệ mới, các dây thần kinh nhìn thấy rất rõ nên hầu như không có tai biến. Mỗi ca đốt chỉ mất 30-45 phút. Do không phải rạch da, không phải gây mê nên sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi 1-2 tiếng rồi về, tái khám sau 3 tháng và gần như không để lại vết sẹo trên cổ (tính thẩm mỹ cao)

Tại Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên triển khai kĩ thuật dùng sóng cao tần để đốt u tuyến giáp, bắt đầu từ cuối tháng 4/2016. Đến nay các bác sĩ đã triển khai kỹ thuật này cho 20 bệnh nhân bị u bướu cổ với kích cỡ khối u trung bình 3-4 cm, to nhất 5cm.

“Thông thường 1 tháng sau đốt, khối u sẽ giảm 30-50% kích thước, sau 6-12 tháng sẽ giảm 50-80%. Với những trường hợp quá to, bác sĩ sẽ theo dõi, cần thiết sẽ tiến hành đốt đợt 2”- BS Lâm cho biết

Được biết, chi phí cho mỗi ca đốt khối u tại Bệnh viện Bạch Mai hiện khoảng từ 16-18 triệu đồng, rẻ bằng 1/18 lần so với Hàn Quốc, và hiện Bệnh viện Bạch Mai đang đề xuất để Quỹ Bảo hiểm y yế chi trả cho kĩ thuật này.

Là một trong những bệnh nhân đầu tiên, chị Đàm Thị Ngân, 41 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Tuyên Quang cho biết, chị bị bướu cổ 5 năm nay, gần đây to như quả trứng khiến chị bị khó thở khi nằm nghiêng. Ban đầu chị định đi mổ u tuyến giáp vì muốn thoát khỏi những cơn khó thở đeo đẳng đã 5 năm, nhưng lại sợ để lại vết sẹo trên cổ, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ… Qua tìm hiểu thông tin, được biết có kỹ thuật này và được triển khai lần đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Ngân đã đến khám và tiến hành điều trị.

Đến nay, sau 7 tháng đốt khối u, hiện các tổ chức u trong cổ chị Ngân đã giảm 80%. Trò chuyện với chúng tôi, chị Ngân cho biết, về cơ bản cảm giác nghẹn và khó thở khi nằm nghiêng như trước đây của chị đã thuyên giảm khá nhiều.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật