Giúp bạn ngăn chặn biến chứng viêm khớp dạng thấp vô cùng hiệu quả
Biểu hiện thế nào?
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp chưa được khẳng định một cách chắc chắn nhưng nhiều giả thuyết cho rằng có thể là bệnh tự miễn và di truyền (mẹ truyền cho con gái).
Biểu hiện thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp là đau khớp Có khoảng 15% đột ngột với các triệu chứng viêm cấp; đa số là viêm một khớp (một trong các khớp bàn tay - cổ tay, bàn tay- ngón tay, khớp gối, cổ chân - bàn chân, ngón chân và 85% bắt đầu từ từ và tăng dần. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát gây viêm và đau thêm nhiều khớp (khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp háng, đốt sống cổ, thái dương hàm, ức đòn).
Tính chất sưng đau khớp có xu hướng lan ra 2 bên. Thông thường có ít nhất 3 khớp trong số các khớp này bị sưng và đau Đặc trưng nhất là các khớp sưng, đau đối xứng nhau. Đau khớp nhiều vào ban đêm, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa mưa nhiều, thời tiết lạnh, rét. Bên cạnh đó triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Ngoài đau khớp, có thể có sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy rối loạn thần kinh thực vật.
Để chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp nên xét nghiệm tốc độ máu lắng và tỷ lệ CRP (tăng cao), đặc biệt là có (dương tính) yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor) và chụp Xquang khớp đau (thấy có hình ảnh biến đổi xương như mất vôi, hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương hoặc hẹp khe khớp hoặc dinh khớp).
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động (khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay...), gây teo cơ (bắp chân, bàn tay...) và tệ hại nhất là có thể bị tàn phế (khoảng từ 10 - 15%).
Nguyên tắc điều trị
Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bệnh và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị là dùng thuốc giảm đau chống viêm và nên có sự kết hợp điều trị lý liệu pháp phục hồi chức năng (nếu đã có biến chứng).
Người bệnh không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp hoặc khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài có khi hàng chục năm, đòi hỏi điều trị phải kiên trì, liên tục. Hàng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình thuận lợi hơn.
Phòng bệnh thế nào?
Cần ăn, uống đủ chất, có chế độ sinh hoạt hợp lý và vận động khớp đều dặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Vì vậy, mỗi buổi sáng lúc mới ngủ dậy nên xoa bóp cơ khớp, tốt nhất là xoa thêm một số dầu làm nóng da, giãn mạch để máu lưu thông tốt đến các cơ, xương, khớp, dây chằng. Thời gian xoa bóp tốt nhất từ 10 - 15 phút.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:00 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:06 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:09 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023