Làm gì khi viêm amidan và V.A ở trẻ, cực phí nếu bỏ qua

Viêm Amidan và viêm V.A (hạch hạnh nhân) thường gặp ở trẻ. Amidan và V.A là thành phần của hệ bạch huyết có nhiệm vụ chống nhiễm khuẩn để bảo vệ cơ thể.

Amidan là hạch cổ ta, nằm ở hai bên sau họng còn V.A nằm ở sau mũi, gần lỗ của hai vòi tai trẻ em thường bị viêm những mô này do nhiễm khuẩn. Trước đây trẻ em thường được khuyến cáo cắt Amidan và V.A, nhưng hiện nay các thủ thuật này chỉ được thực hiện khi nhiễm khuẩn tái phát nặng. Amidan và V.A có khuynh hướng teo đi khi trẻ lớn lên.

Khi thấy trẻ sốt từ 380C trở lên và không chịu ăn thức ăn đặc có thể nghĩ đến viêm họng hai viêm Amidan do nhiễm vi khuẩn hay virus Cần đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng. bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh uống Paracetamol dạng nước. Có trẻ ngậm kẹo trị đau họng (khi có thể ngậm an toàn). Với trẻ lớn hơn có thể cho súc miệng bằng nước muối. cần phân biệt trường hợp viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính.

Điều trị viêm Amidan bằng phẫu thuật khi thấy cần thiết (cắt Amidan) trừ các trường hợp như thấy có rối loạn đông máu tăng huyết áp suy tim suy thận giai đoạn mất bù, khi đang có viêm họng cấp tính, đang có áp xe nhiễm khuẩn cấp tính (viêm mũi, viêm xoang), nhiễm virus cấp tính (bệnh cúm bệnh sởi hobại liệt sốt xuất huyết)…

Khi viêm V.A thấy trẻ ngạt mũi hài nhi có thể ngạt mũi hoàn toàn nên phải thở bằng miệng, thở nhanh, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ bú. Trẻ lớn hơn không bị ngạt mũi hoàn toàn nhưng thở ngáy, nhất là về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín. Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng.

Khi tổ chức này viêm và quá phát tạo thành khối gọi là sùi vòm họng V.A (Végétations Adenoides), gây cản trở đến việc hít thở không khí. Bình thường khối V.A phát triển đến 6-7 tuổi thì teo hết, cá biệt có thể thấy ở người trưởng thành. Tỷ lệ viêm V.A ở nước ta khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2-5 tuổi. Viêm V.A. cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm). Ở hài nhi, bắt đầu đột ngột, sốt cao 40- 410C, thường kèm theo những hiện tượng phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn co giật

Điều trị viêm V.A như viêm mũi cấp tính, thông thường bằng hút mũi, nhỏ mũi để bệnh nhi dễ thở và dùng thuốc sát trùng nhẹ (Ephedrin 1%, Argyron 1%) cho trẻ nhỏ.

Dùng kháng sinh toàn thân cho những trường hợp nặng và có biến chứng.

Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V.A . Điều trị viêm V.A mạn tính bằng cách nạo V.A hiện rất phổ biến, nhưng khi nào nạo và không nạo V.A cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định của chuyên khoa tai mũi họng. Nạo V.A là thủ thuật tương đối đơn giản, nhanh, có hiệu quả, được coi là biện pháp vừa điều trị (nạo bỏ hết tổ chức V.A), vừa phòng bệnh (tránh các biến chứng do V.A gây ra).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật