Loãng xương là gì? Phân loại các dạng loãng xương phổ biến

Từ nhiều năm năm nay, bệnh loãng xương được coi là vấn đề sức khỏe mang tính toán cầu vì sức ảnh hưởng lớn của nó tới sức khỏe của người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ và đòi hỏi chi phí rất lớn về y tế của xã hội. Vậy, bệnh loãng xương là gì và cách phát hiện, điều trị loãng xương ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.

Loãng xương là gì?

Loãng xương, còn gọi là xốp xương hay thưa xương, là một bệnh lý ảnh hưởng tới mật độ xương (còn gọi là khối lượng xương) và chất lượng của hệ thống xương (có thể hiểu là sự dẻo dai, khả năng chịu lực va đập của xương), khiến cho khả năng chống đỡ, chịu lực của xương bị giảm đi. Xương sẽ trở nên mỏng manh, giòn và dễ gãy dễ lún, dễ xẹp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống cổ, cột sống lưng, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay,...

Có thể nói đơn giản rằng loãng xương là tình trạng xương mỏng manh và yếu đến mức rất dễ gãy, có khi chỉ do bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể tự nhiên gãy mà không do chấn thương.

Loãng xương là bệnh đang ngày càng phổ biến

Loãng xương là bệnh đang ngày càng phổ biến

Nguyên nhân chính gây ra loãng xương là gì ở phụ nữ sau mãn kinh và người già gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Bệnh loãng xương được hiểu như thế nào?

Loãng xương là gì - Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á - đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh - có nguy cơ bị loãng xương cao nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những biến chứng nguy hiểm về bệnh loãng xương thường gặp gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏecuộc sống của người bệnh như đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực. Bệnh loãng xương khiến dễ gãy xương, đặc biệt là xương cổ tay cổ chân, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương. Bệnh giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi.

Để hiểu rõ loãng xương là gì, chúng ta cần đến sự tư vẫn của bác sỹ

Để hiểu rõ loãng xương là gì, chúng ta cần đến sự tư vẫn của bác sỹ

Phân loại loãng xương

Loãng xương nguyên phát: Là tình trạng thiểu sản xương bệnh lý, do sự lão hóa của các tạo cốt bào. Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 thể:

- Loãng xương typ I: Loãng xương ở tuổi mãn kinh

- Loãng xương typ II: Loãng xương tuổi già gặp ở cả nam và nữ.

Loãng xương thứ phát: Xuất hiện ở mọi lứa tuổi do các nguyên nhân khác nhau

- Bất động quá lâu.

- Do bệnh nội tiết: Cường vỏ thượng thận suy tuyến sinh dục cường giáp trạng, to viễn cực.

- Do bệnh thận: Thải nhiều canxi chạy thận nhân tạo thiếu chất 1 hydroxylase trong sơ đồ chuyển hóa vitamin D.

- Do thuốc: Lạm dụng corticoid heparin

Trên đây là những thông tin về loãng xương là gì? Bệnh này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương, dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ, thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Do vậy bạn cần hiểu đúng về nó để có cách phòng ngừa loãng xương một cách hiệu quả nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật