Mách bạn cách nhận biết và phòng bệnh thủy đậu hiệu quả
Bệnh thủy đậu (trái rạ) là gì?
Bệnh thủy đậu là bệnh siêu vi do siêu vi khuẩn 'herpes zoster', còn được gọi là siêu vi khuẩn 'Varicella-Zoster' gây ra.
Trẻ em mắc bệnh này thông thường chỉ bị tương đối nhẹ. Người lớn và người có hệ miễn dịch kém, khi bị bệnh thủy đậu có thể bị bệnh trầm trọng.
Bị bệnh thủy đậu trong thời gian mang thai có thể làm cho thai nhi bị dị dạng, da bị sẹo và những vấn đề khác.
Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ngày càng giảm dần khi có nhiều người được chủng ngừa hơn.
Biến chứng của thủy đậu
Triệu chứng khởi đầu của bệnh thủy đậu là đột nhiên bị sốt nhẹ sổ mũi cảm thấy người không khỏe và da nổi mẩn đỏ. Thông thường, mẩn đỏ bắt đầu bằng những chùm nhỏ rồi biến thành những mụn nước và đóng vảy.
Mẩn đỏ xuất hiện trong 3-4 ngày. Ở bất cứ thời điểm nào, các vết lở của mẩn đỏ thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau.
Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong hai tuần lễ sau khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn gây bệnh. Đa số người bệnh đều bình phục, tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể dẫn tới biến chứng trầm trọng như bị viêm phổi và viêm não.
Bệnh lây lan bằng cách nào?
Trong thời kỳ đầu của bệnh thủy đậu, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi người bệnh ho. Trong giai đoạn sau đó, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của các mụn nước.
Bệnh rất hay lây đối với người chưa bao giờ mắc phải hoặc chưa được chủng ngừa. Người bệnh sẽ lây lan cho người khác trong từ một hay hai ngày trước khi nổi mẩn đỏ và có thể đến năm ngày sau đó .
Khi bị bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ tạo ra sức đề kháng miễn dịch do đó, hiếm khi bị bệnh thủy đậu 2 lần.
Ai dễ bị mắc bệnh này?
Bất cứ ai chưa bị bệnh thủy đậu hoặc được chủng ngừa trong quá khứ đều có thể mắc bệnh này.
Người đã bị bệnh thủy đậu thường được miễn nhiễm đối với siêu vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí người lớn trước đây chưa từng bị bệnh thủy đậu cũng có thể được miễn nhiễm. Đôi khi, bác sĩ cho bệnh nhân thử máu để xem những người này có cần được chủng ngừa hay không.
Cách ngừa bệnh?
Trẻ em nên chủng ngừa căn bệnh thủy đậu. Việc chủng ngừa gồm 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 đến 2 tháng.
Người bị bệnh thủy đậu nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong khoảng năm ngày sau khi nổi mẩn đỏ và toàn bộ các mụn nước đã khô. Ngoài ra, nên che mũi và miệng khi ho hay hắt hơi rửa tay kỹ và không sử dụng chung đồ dùng để ăn, thức ăn hoặc đồ dùng để uống.
Thai phụ trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu và người đang được hóa trị nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.
Bệnh được chẩn đoán bằng cách nào?
Đa số trường hợp bệnh có thể được chẩn đoán theo những triệu chứng và sự xuất hiện của mẩn đỏ. Đôi khi việc chẩn bệnh được xác nhận bằng những mẫu xét nghiệm các mẩn đỏ hay máu.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:09 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023