Nguyên nhân viêm não nhật bản - Đâu là tác nhân gây bệnh chính?
Nguyên nhân viêm não nhật bản chủ đạo
Virút viêm não nhật bản thuộc họ Togaviridae trong nhóm B của các Flavivirus. Virút này có hình thái là hình cầu, nhân chứa ribonucleic acid (RNA), kích thước 45 - 50nm, bao quanh bởi cấu trúc hình khối gọi là capsid, phần vỏ giàu chất lipid Virút viêm não Nhật Bản dễ mất hoạt lực ở nhiệt độ 560C trong nửa giờ hoặc formalin 0,2%, ether, Na deoxycholate, bị bất hoạt nhanh bởi tia tử ngoại Có thể nuôi cấy virút trên tế bào thận heo, thận chuột đất vàng Hamster, trên não chuột bạch sơ sinh não chuột bạch trưởng thành hoặc trên tế bào của tổ chức côn trùng như muỗi.
Nguyên nhân viêm não nhật bản do virút viêm não nhật bản có ba loại protein kháng nguyên: protein màng M protein lõi C, protein vỏ E kháng nguyên vỏ E đóng vai trò quan trọng nhất trong bước đầu tiên của phản ứng virút với tế bào ký chủ và tạo ra kháng thể miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Tìm ra nguyên nhân viêm não nhật bản để có cách phòng tránh từ xa
Nguồn lây viêm não nhật bản
Chim là vật chủ quan trọng chứa virút viêm não Nhật Bản chính là nguyên nhân viêm não nhật bản. Người ta phân lập được virút viêm não Nhật Bản từnội tạng của chim hoang dã (chim liếu điếu, và một số loại chim khác), chim mang virút huyết kéo dài nhưng lại không biểu hiện bệnh, và nguồn lây nhiễm cho các loài muỗi trong thiên nhiên. Loài chim thiên di có thể lây truyền virút từ vùng này qua vùng khác
Qua điều tra giám sát về huyết thanh, hầu hết gia súc gần người như trâu bò, dê, cừu, chó, đều có thể nhiễm virút viêm não Nhật Bản, nhưng chỉ có heo, ngựa có biểu hiện bệnh, như viêm não ở ngựa, virút có thể qua nhau, nhiễm bào thai ở heo nái và gây thai chết, hoặc sảy thai Tuy nhiên chỉ có heo là nguồn nhiễm virút huyết quan trọng truyền cho muỗi vì: Heo đẻ được nhiều lứa, tạo ra số lượng một quần thể heo cảm nhiễm mới. Luân chuyển thường xuyên mỗi 6 - 8 tháng. Chỉ số heo nhiễm virút trong tự nhiên cao hơn tất cá gia súc khác. Nhiễm virút máu ở heo thường cao nên dễ truyền virút qua muỗi.
Trung gian truyền bệnh:
Sau khi hút máu động vật có nhiễm vi rút muỗi tìm nơi trú ẩn tiêu máu. Vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi trong vài ngày(tối đa 14 ngày) thì đủ khả năng truyền bệnh, nếu muỗi đốt hút máu người. Muỗi cái bị nhiễm virut Viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời, và có thể truyền virut sang thế hệ sau qua trứng Virut thường phát triển nhanh trong cơ thể muỗi ở 270C–300C. Nếu dưới 200C thì sự phát triển của virut dừng lại. Đó cũng là nguyên nhân viêm não nhật bản tại sao bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 và đỉnh cao là vào tháng 6, tháng 7.
Nguyên nhân viêm não nhật bản chính là do vật thể trung gian truyền bệnh
Ngày nay người ta đã phát hiện được virút viêm não Nhật Bản ở 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansoni va Amergeres, trong đó có 2 loại C. Tritae, C. vishnui và vật chủ trung gian có khả năng truyền bệnh cao. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định muỗi Culex Tritaeniorhynchus là vật chủ trung gian chính lan truyền virút viêm não Nhật Bản tại Việt Nam. C. Tritae sinh sản tại mương máng, đồng ruộng ngập nước, về đêm muỗi cái ưa hút máu động vật có xương sống như gia súc, chim và cả người, sau đó bay tản phát đi xa. Muỗi hút máu động vật là heo, chim trong thời kỳ nhiễm virút huyết, virút nhân lên trong muỗi với hiệu giá cao, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virút sang thế hệ sau qua trứng
Virút viêm não Nhật Bản được bảo tồn trong thiên nhiên do truyền sinh học từ động vật có xương sống này sang động vật có xương sống khác qua trung gian của côn trùng tiết túc hút máu là muỗi. Chim là vật chủ cơ bản của chu trình Chim - Muỗi trong việc duy trì virút viêm não Nhật Bản trong tự nhiên, nhưng chưa có nghiên cứu rõ về vai trò quan trọng của chim trong việc truyền virút viêm não Nhật Bản qua muỗi đến người. Heo là vật chủ quan trọng nhất có khả năng làm lan rộng virút viêm não Nhật Bản, và chu trình Heo - Muỗi tồn tại quanh năm. Người sống gần chu trình sinh thái tự nhiên này, có thể mắc bệnh khi bị muỗi đốt. Người được coi là vật chủ cuối cùng đối với virút viêm não Nhật Bản viêm não Nhật Bản vì virút trong máu người tồn tạo trong thời gian ngắn với nồng độ thấp, nên không thể lây bệnh từ người này sang người khác qua muỗi đốt. Tìm hiểu được nguyên nhân viêm não nhật bản sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa tốt hơn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:00 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:05 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:00 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:01 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:02 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:01 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023