Nhận biết dấu hiệu của bệnh kiết lỵ và những nguyên nhân gây bệnh

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùngruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, dấu hiệu của bệnh kiết lỵ ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Dấu hiệu của bệnh kiết lỵ

- Người mắc kiết lỵ thường đi đại tiện rất nhiều lần trong ngày. Mặc dù, mỗi lần đi ra rất ít phân hoặc thậm chí có khi không có phân và mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện, chính điều đó khiến hậu môn đau rát và kèm theo cảm giác mót đại tiện một cách bức bối.



- Tính chất của phân: Phân thường rất ít ở dạng lỏng có lẫn với các chất nhầy niêm dịch. Mủ nhầy, máu tươi, máu có lẫn niêm dịch, có bọt và hơi; cũng có trường hợp chỉ có máu mà niêm dịch không hề có phân.

Những dấu hiệu của bệnh kiết lỵ đôi khi nhần lẫn với các bệnh về tiêu hóa

Những dấu hiệu của bệnh kiết lỵ đôi khi nhần lẫn với các bệnh về tiêu hóa

- Người bệnh kiết lỵ có thể sốt nhẹ hoặc có thể không. Tuy nhiên, nếu nhiễm phải virus shigella, người bệnh sẽ bị sốt cao, rất nguy hiểm

Dấu hiệu của bệnh kiết lỵ về tiêu hoá: tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể có những triệu chứng như nôn mửa sôi bụng hay bán tắc ruột

- Dấu hiệu toàn thân: tương tự các triệu chứng về tiêu hóa ứng với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trẻ có thể có những dấu hiệu về nhiễm khuẩn hay suy mòn khác nhau...

- Đau và mót rặn: Mỗi lần đi đại tiện người mắc bệnh thường có dấu hiệu của bệnh kiết lỵ là đau quặn thắt từng cơn dọc theo khung đại tràng (nhất là vùng đại tràng sigma và vùng trực tràng), kèm theo những cơn đau là phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn khiến trẻ luôn cảm thấy muốn đi đại tiện gấp. Sau khi đại tiện thì hết đau và mót rặn hết, nhưng lặp lại nhiều lần trong một ngày khiến trẻ nhanh chóng bị mất sức.

Bệnh kiết lỵ cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng

Bệnh kiết lỵ cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng

Bệnh kiết lỵ đa phần đều xuất phát từ vấn đề vệ sinh. Do vậy, cha mẹ cần chú ý kĩ lưỡng đến môi trường sống. Các bạn nên học cách rửa tay sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với những con thú cưng xung quanh, không ăn thực phẩm chế biến sẵn bày bán ở hè quán, vỉa hè để đảm bảo an toàn vệ sinh. Đó cũng chính là cách phòng ngừa tốt nhất của bệnh kiết lỵ.

Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ



- Lỵ trực trùng: Với biểu hiện đi ngoài và bị nhiễm trùng. Nếu trẻ em bị lỵ trực trùng sẽ sốt cao, ăn kém co giật đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, có thể kèm cả máu. Do vi khuẩn Shigella gây nên khiến cho viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng bệnh có khả năng lây truyền cao.

- Lỵ amibe: Với biểu hiện đau âm ỉ, có thể kèm theo sốt nhẹ, đau quặn bụng buồn đi ngoài bệnh kiết lỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau với các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ khác nhau, thường bị nhất vào mùa thu và mùa hè. Người bị bệnh kiết lỵ thường có các triệu chứng như: người ớn lạnh, sốt đau bụng đi ngoài trong phân có lẫn dịch nhầy và máu, mót rặn. Thời gian bị bệnh kiết lỵ kéo dài từ 2 - 3 ngày sẽ khỏi nếu như bạn điều trị đúng cách, còn nếu bạn uống thuốc cũng như ăn uống không kieng khem bệnh có thể kéo dài và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật