Nhiễm virut HPV: Nguyên nhân của nhiều loại u và ung thư
5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua
Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư vào người
Nhiễm HPV là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung gần như 100% cho số trường hợp đang nhiễm một hoặc nhiều týp HPV nguy cơ cao ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp đứng hàng thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới, sau ung thư vú
Hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới xuất hiện và khoảng 230.000 người tử vong do ung thư cổ tử cung, trong các số liệu này có khoảng 50% là của châu Á.
HPV là những vi-rút nhỏ, đường kính 55nm, không có màng bọc ngoài, DNA sợi đôi dạng vòng và nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. HPV là một trong số ít vi-rút sinh u ở người và là vi-rút lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất.
Hiện nay có khoảng 200 týp HPV khác nhau đã được nhận diện, đánh số theo thứ tự được phát hiện (1,2,3…). Trong số này, có trên 30 týp HPV gây nhiễm qua đường tình dục cho vùng hậu môn - sinh dục và chia thành hai nhóm - nhóm ‘nguy cơ cao’ và nhóm ‘nguy cơ thấp’ đối với khả năng gây ung thư.
Trong nhóm nguy cơ cao hay gặp nhất các týp HPV-16 và HPV-18; hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên thế giới là do nhiễm 2 týp HPV này. Tần suất nhiễm các týp HPV thường khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau.
Tình trạng nhiễm HPV khá phổ biến nhưng phần lớn chỉ thoáng qua, không có dấu hiệu rõ rệt. Một số ít có biểu hiện lâm sàng ở những mức độ khác nhau.
U nhú (u tế bào biểu mô lành tính hay còn gọi là mụn cóc) là biểu hiện lâm sàng nổi bật khi nhiễm HPV. U nhú xuất hiện ở nhiều tạng khác nhau do HPV có tính hướng tế bào biểu mô vảy mụn cóc đường sinh dục và mụn cóc ở da thường gặp hơn cả, do lây nhiễm HPV chủ yếu bởi tiếp xúc qua đường sinh dục và qua da.
U nhú do các týp HPV đặc hiệu thuộc nhóm "nguy cơ thấp" gây ra: u nhú của da và bàn chân chủ yếu do HPV-1 đến HPV-4, mụn cóc sinh dục hay còn gọi là bệnh mào gà (condylomata acuminatum) chủ yếu do HPV-6 và HPV-11. U nhú thanh quản hay u nhú hầu - họng gặp ở trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HPV đường sinh dục, truyền HPV cho con trong lúc sinh.
Các týp 16, 18, 30, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66, 68, 73 và 82 thuộc nhóm những HPV có ‘nguy cơ cao’ sinh ung thư, truyền qua đường tình dục.
Đa số các trường hợp (80%) nhiễm HPV chỉ là thoáng qua, không có triệu chứng và sẽ thải loại được vi-rút. Số còn lại nhiễm HPV kéo dài trên 12 tháng mới có nguy cơ tiến triển từ từ thành các u tân sinh trong biểu mô (UTSTBM) của cổ tử cung, âm hộ dương vật hay hậu môn mà thường là các tổn thương tiền ung thư, và cuối cùng là ung thư xâm lấn.
Các tổn thương tiền ung thư của cổ tử cung (hay của âm vật dương vật, hậu môn) thể hiện bằng các vết trắng mờ đục quan sát được sau khi bôi axít acetic tại chỗ. Ung thư xâm lấn cổ tử cung có thể xuất hiện sau nhiễm HPV 20 năm, do đó rất cần thiết phải tầm soát tình trạng nhiễm HPV và các tổn thương tiền ung thư định kỳ để phát hiện và xử trí sớm các tổn thương tiền ung thư, phòng ngừa diễn tiến đến ung thư.
Xét nghiệm chẩn đoán
Có thể chẩn đoán nhiễm HPV dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HPV vẫn rất cần thiết, giúp khẳng định tình trạng nhiễm HPV và nhận biết týp HPV gây nhiễm.
Khác với việc chẩn đoán nhiều loại vi-rút gây bệnh khác, kỹ thuật nuôi cấy vi-rút từ các mô bệnh và phát hiện kháng thể trong huyết thanh chưa được sử dụng đối với chẩn đoán nhiễm HPV.
Các xét nghiệm thường được sử dụng:
Xét nghiệm Papanicolaou (Pap) test phết mỏng cổ tử cung:
Phết tế bào cổ tử cung lên lam kính, nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV, sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng (koilocyte), đây là những tế bào có nhân tăng sắc và cuộn lại, có quầng sáng quanh nhân do bào tương bị thoái hóa.
Pap test giúp tầm soát nhiễm HPVđịnh kỳ hàng năm, nếu kết quả âm tính trong ba năm liên tiếp thì chỉ cần làm lại mỗi ba năm.Tuy nhiên, Pap test có độ nhạy không cao và hơn nữa test này không giúp phân biệt được các týp HPV.
Xét nghiệm sinh học phân tử:
Hiện nay, phương pháp sinh học phân tử phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA) trong bệnh phẩm được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm HPV ở mọi giai đoạn bệnh do có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Pap test.
Phương pháp sinh học phân tử còn cho phép định týp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao / thấp và định lượng HPV. Có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp PCR (polymerase chain reaction) cho phép phát hiện HPV-DNA với độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao và được sử dụng rộng rãi trong các phòng xét nghiệm sinh học phân tử. Về mặt lý thuyết, PCR có khả năng phát hiện một bản sao (copy) của trình tự đích trong bệnh phẩm.
Phương pháp Real-time PCR (PCR thời gian thực) là một công cụ chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu và tính khả thi cao để phát hiện nhiễm HPV và định týp HPV. Phương pháp này được sử dụng với mục đích chính là chẩn đoán nhiễm HPV, có kết quả nhanh và không cho dương tính giả do ngoại nhiễm của phương pháp PCR.
Với mục đích định týp HPV, phương pháp Real-time PCR chỉ xác định được một số ít týp HPV (4-5 týp thường gặp nhất) trong một xét nghiệm.
Phương pháp Reverse dot blots (lai phân tử) xác định được hàng chục týp HPV khác nhau trong cùng một phản ứng. Một người có thể nhiễm một hoặc đồng nhiễm nhiều týp HPV, được thể hiện khi đọc kết quả phản ứng trên mẫu bệnh phẩm.
Phương pháp Sequencing (giải trình tự) hiện vẫn chưa phải là một xét nghiệm HPV thường quy do giá thành xét nghiệm cao và nhất là không phát hiện được các trường hợp đồng nhiễm nhiều týp HPV trong cùng một phản ứng.
Các xét nghiệm nêu trên nhằm chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV và xác định týp HPV gây nhiễm. Trên thực tế, không phải trường hợp nhiễm HPV nào cũng diễn tiến đến ung thư.
Đối với ung thư cổ tử cung một số ‘dấu ấn sinh học’ (biomarker) đang được tích cực nghiên cứu để phát hiện sớm diễn tiến ung thư cổ tử cung do HPV; đáng chú ý trong số đó là: protein E6/E7 HPV ‘nguy cơ cao’ từ vi-rút, p16INK4A (protein ‘ngăn chặn khối u’) và Ki-67 (dấu ấn của sự tăng sinh tế bào) từ tế bào cổ tử cung.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:00 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:06 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:09 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:07 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:01 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:03 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023