Những cách kiêng sai lầm khi bị thủy đậu khiến bệnh lâu khỏi
Những quan niệm kiêng cữ sai lầm khi bị bệnh thủy đậu thường gặp là:
Kiêng nước
Khi bị thủy đậu nhiều người tuyệt đối kiêng nước, không sờ, đụng tay vào nước dưới mọi hình thức. Thậm chí không rửa tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh mồ hôi tay ra nhớp nháp thì lấy giấy khô lau sạch.
Kiêng cữ quá mức có thể khiến bệnh thủy đậu trầm trọng hơn (Ảnh minh họa: Internet)
Nhiều người nghĩ rằng sử dụng gel rửa tay khô để tránh nước thì sẽ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi bị thủy đậu không phải ngày một, ngày hai khỏi ngay được. Nếu kiêng nước trong ngần đó thời gian thì tay, chân sẽ rất mất vệ sinh khiến vi khuẩn tích tụ, gây bệnh.
Kiêng gió
Kiêng gió cũng là một quan niệm sai thường được áp dụng với người bị thủy đậu. Thông thường, người bị bệnh phải ở trong phòng kín, che chắn cẩn thận đến mức khó chịu khi có việc cần ra ngoài.
Nếu những ngày nhiệt độ mát, ổn định chuyện kiêng gió trở nên đơn giản, nhưng thậm chí khi trời nóng bức, nhiều người thà chấp nhận toát mồ hôi còn hơn nhiễm gió.
Kiêng tắm
Với chủ trương kiêng nước, kiêng gió, chuyện tắm gội của người mắc thủy đậu lại càng bị cấm triệt để nhằm phòng biến chứng. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì kiêng quá kỹ gây ra hiện tượng bị viêm nhiễm tại các vết mụn nước (do tình trạng mất vệ sinh, khó chịu nên gãi gây trầy xước các mụn nước).
Nhiều người bị bệnh nặng hơn do vết thương bội nhiễm vi khuẩn tấn công làm tăng thời gian điều trị, thậm chí gây tử vong Bạn hoàn toàn có thể lau rửa, tắm nhanh và nhẹ nhàng bằng nước ấm để làm sạch mồ hôi hàng ngày.
Ăn kiêng
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi bị bệnh là tốt nhất (Ảnh minh họa: Internet)
Người bệnh thủy đậu không nên kiêng khem một cách thái quá vì trong thời gian bị bệnh đồng nghĩa với việc sức đề kháng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng bổ sung vitamin A C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch
Kiêng đúng là gì?
Kiêng chỗ đông người
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây qua đường không khí hoặc tiếp xúc với người bệnh. Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh cần tránh đến những nơi đông người. Điều này giúp người bệnh ổn định, không lây nhiễm các loại bệnh khác vì sức đề kháng lúc này rất kém, đồng thời tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.
Kiêng sờ, gãi mụn nước
Những mụn nước thủy đậu làm người bệnh khó chịu, ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được gãi hoặc làm vỡ các mụn nước vì chúng có thể để lại sẹo và lây lan sang các vùng da xung quanh. Với trẻ nhỏ gia đình nên nhắc nhở trẻ không sờ, gãi vào các mụn nước, vệ sinh thân thể sạch sẽ, cắt móng tay và cho bé mặc đồ rộng rãi, tránh cọ xát.
Kiêng đồ nếp, đồ tanh
Trong quá trình chuẩn bị bữa ăn cho người bệnh thủy đậu cần tránh các đồ nếp, đồ tanh vì chúng có thể làm các nốt mụn sưng tấy nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân thủy đậu cần hạn chế tối đa ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và chất cay nóng.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:01 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:00 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:03 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:07 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:03 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:09 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023