Những dấu hiệu kiết lỵ thời kỳ khởi phát, nguyên phát thế nào?

Có hai bệnh kiết lỵ: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không biểu hiện, một số dấu hiệu kiết lỵ ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính do trực khuẩn Shigella gây nên và có thể gây thành dịch. Bệnh cảnh lâm sàng từ ỉa chảy nhẹ đến nặng, kèm theo có đau quặn, mót rặn, phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc. Cần nhận biết dấu hiệu kiết lỵ để nhanh chóng điều trị

Nhận biết dấu hiệu kiết lỵ

Thời kỳ ủ bệnh: Từ 1/2 đến 7 ngày, trung bình từ 1 - 4 ngày. Không có dấu hiệu cụ thể.

Thời kỳ khởi phát: đột ngột kịch liệt với: Sốt cao 39 - 40o, rét run trẻ em có thể co giật đau quặn bụng mệt mỏi mặt hốc hác, biểu lộ tình trạng nhiễm trùng rõ, mệt mỏi buồn nôn nôn đau nhức cơ toàn thân.

Dấu hiệu kiết lỵ biểu hiện rất nhanh

Dấu hiệu kiết lỵ biểu hiện rất nhanh

Thời kỳ toàn phát

- Đau bụng: Người bệnh thường đi đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, thậm chí không có phân, rất khó đại tiện, đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Dấu hiệu kiết lỵ lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng Cuối cùng thành cơn đau bụng quặn khu trú ở hố châu trái làm người bệnh muốn đi ngoài.

- Mót rặn liên tục: làm người bệnh luôn có cảm giác muốn đi ngoài. Mỗi lần đi đại tiện người bệnh thường thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng, sigma và trực tràng kèm theo cảm giác đau có phản xạ mót rặn, đau buốt. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết,  trong một ngày có rất nhiều cơn, dẫn đến đại tiện nhiều lần.

Các cơn mót rặn là do co thắt cơ tròn hâu môn, chứng tỏ có tổn thương niêm mạc tại đó. Dấu hiệu kiết lỵ nặng cơ tròn mất phản xạ người bệnh không mót rặn nữa mà hâu môn mở to ra.

- Đi ngoài nhiều lần với phân có tính chất đặc biệt (phân do các chất bài tiết của niêm mạc trực tràng tạo nên):

+ Phân có mũi như lòng trắng trứng và có thêm dây máu.

+ Hoặc đám mũi giây máu như một bãi đờm

+ Người bệnh đi ngoài nhiều lần tùy theo nặng hay nhẹ trong một ngày có thể đi từ 20 - 40 lần.

- Hội chứng nhiễm trùng là dấu hiệu kiết lỵ: Người bệnh vẫn tiếp tục sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, thể trạng suy sụp nhanh, người mệt mỏi, hốc hác, kiệt nước, một số trường hợp cơ thể sốt nhẹ. Khi xét nghiệm máu: cô đặc máu bạch cầu tăng cao.

Các dấu hiệu kiết lỵ cần được nhận biết sớm để có phương pháp điều trị

Các dấu hiệu kiết lỵ cần được nhận biết sớm để có phương pháp điều trị

Thời kỳ lại sức

Nếu được điều trị: Người bệnh nhanh chóng lại sức (khỏi sau 2 - 4 ngày):

- Dấu hiệu kiết lỵ như sốt lui dần, hết sốt.

- Đau quặn giảm, mất hẳn.

- Phân dần trở thành khuôn.

Nếu không được điều trị

- Có thể sau 1 - 2 tuần bệnh tự cải thiện.

- Có thể chuyển thành thể nặng: sốt cao, ỉa phân không tự chủ lẫn máu, rối loạn nước điện giải, có thể tử vong

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật