Thời tiết thay đổi nhanh làm ta... chóng mặt thì làm sao để tránh?
VÌ SAO NÓNG LẠNH ĐỀU KHIẾN TA CHÓNG MẶT?
Vào tháng 5, ngày dài hơn và cường độ chiếu sáng cao hơn nên nhiệt độ đêm, ngày có sự chênh lệch đáng kể. Chưa kể đến thời tiết phổ biến ở miền Nam khi vào mùa mưa là sáng nắng hanh, chiều mưa… ngập đường khiến hệ tuần hoàn phải liên tục điều tiết để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi đó. Với cái nắng hanh hiện nay vào buổi trưa ở cả 2 miền, người ta dễ bị hoa mắt, chóng mặt do rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật làm cho các mạch máu nhỏ ở vùng đầu bị giãn nở quá mức.
Điều này còn phổ biến hơn với giới văn phòng được ví như ăn sung, mặc sướng nhưng lại dễ chóng mặt hơn. Nguyên nhân đến từ việc ngồi trong phòng máy lạnh cả ngày nên khi ra nắng, nhiệt độ chênh lệch cao, kèm gió bụi rất dễ khiến họ bị hoa mắt chóng mặt đầu quay quay,… Ngoài ra, việc mất ngủ thức khuya, hoặc stress do công việc đi kèm với tình trạng thời tiết hiện nay càng khiến dân văn phòng dễ đổ bệnh hơn những người lao động ngoài trời.
ĂN GÌ UỐNG GÌ ĐỂ ĐỠ XOAY XOAY
Khi chóng mặt đã trở thành thường xuyên, hầu như ai cũng có bí quyết riêng. Người yêu thích y học cổ truyền, thích lá này, củ kia thì thường thích dùng lá trầu không xay nhuyễn hay giã nhỏ, bôi lên thái dương hay đỉnh đầu để giảm chóng mặt lá trầu không từ lâu đã được xem là thảo dược có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trừ phong sát trùng tiêu viêm kháng khuẩn, đặc biệt có thể chữa chóng mặt do thay đổi thời tiết. Người chóng mặt nặng còn có thể ngoài thoa, trong uống khi kết hợp với ngải cứu giã nát, vắt lấy nước, thêm mật ong để uống vì theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, nồng, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết đặc biệt đẩy lùi cơn chóng mặt đau nửa đầu do thời tiết chuyển mùa.
Với những người thích Tây Y, muốn nhanh chóng đẩy lùi cơn chóng mặt, hoạt chất Acetyl-DL-leucine được xem như thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình hoặc trong hành lý khi đi du lịch xa hay công tác. Người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ và uống đủ liều, đủ thời gian theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, tránh tình trạng uống 1-2 ngày thấy bớt chóng mặt là tự động ngưng dùng. Nhưng lưu ý nhé, nếu dùng hơn mười lăm ngày mà vẫn không hết chóng mặt thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để tìm bệnh lý nguyên nhân.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:01 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:05 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023