Trẻ em “đi ngoài" bao nhiêu lần mỗi ngày là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi đại tiện bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách  

Theo dõi số lần đi ngoài và tình trạng phân của bé giúp mẹ nắm rõ được rất nhiều thông tin về sức khỏe của trẻ sơ sinh Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ thắc mắc không biết trẻ sơ sinh đi đại tiện bao nhiêu ngày là bình thường? Để giải đáp các thắc mắc này các mẹ có thể tìm hiểu các thông tin sau đây.

1. Bé nên đi đại tiện bao nhiêu lần 1 ngày?

Bé sinh ra trong 1 tháng đầu sẽ được gọi là bé sơ sinh Mỗi em bé sơ sinh sẽ có số lần đi ngoài khác nhau trong 1 ngày, phụ thuộc vào việc bé bú sữa hay bú bình và phụ thuộc vào cả khả năng hấp thụ dinh dưỡng của từng bé.  

Thông thường, bé sẽ đi ngoài ra phân su trong 6-12 giờ sau khi sinh. Phân su không mùi, có màu xanh đậm và có thể duy trì 2-3 ngày sau khi sinh. Sau đó, khi bé bú sữa mẹ, hoặc sữa công thức, bé sẽ đi phân bình thường.

 Bé bú bình đi đại tiện ít hơn bé bú mẹ.

Bé bú bình đi đại tiện ít hơn bé bú mẹ.

Đối với bé bú sữa mẹ, bé sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần 1 ngày, trẻ đi phân hoa cà hoa cải. Tuy nhiên, cũng có một số bé 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng phân vẫn vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không có gì đáng lo. Con số này có thể thay đổi mỗi ngày. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc đang bú mẹ.

Nếu bé bú sữa công thức thì thường sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé bú sữa mẹ Thông thường bé bú bình đi đại tiện 1-3 lần/ ngày tùy thuộc vào loại sữa bé uống. Đồng thời phân thường dẻo, và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn. Bé bú sữa bình thường dễ bị táo bón nên mẹ cần kiểm tra phân của bé cũng như số lần đi ngoài để có biện pháp chữa trị kịp thời.

2. Các dấu hiện cần chú ý

Nếu phân bé có bất cứ biểu hiện gì bất thường hoặc số lần đi ngoài của bé quá ít hoặc quá nhiều cha, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám. Sau đây là một vài cách nhận biết các loại bệnh tiêu hóa thông thường từ phân của bé.

- Táo bón

Nếu 5 ngày bé chưa đi đại tiện hoặc phân bé nhỏ, khô hoặc lớn và cứng hay bé khóc, khó chịu khi đại tiện thì khả năng bé bị táo bón rất cao. Nếu bé có các biểu hiện quấy khóc, vặn mình bạn cần đưa bé đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân gây táo bón Đồng thời cũng nên thay đổi chế độ ăn của bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn.

Mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn đầy đủ chất xơ hạn chế dầu mỡ và đồ cay nóng. Mẹ cũng nhớ uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày, tránh các đồ uống như trà, cà phê, nước có ga.

Ở châu Âu hiện nay, một số loại thảo dược chuẩn hóa đã được đưa vào điều trị táo bón cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo như dịch chiết cây Manna, dịch chiết cây Cẩm Quỳ, nước ép từ Táo Tây và Mận tây. Một số loại chất xơ thực vật như inulin từ cấy rau diếp xoăn và pectin từ quả táo tây cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Tiêu chảy

Nếu phân của bé rất lỏng và bé đại tiện thường xuyên với lượng phân nhiều hơn bình thường thì có thể bé đang bị tiêu chảy Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời để phòng tránh mất nước ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe

- Phân màu xanh lá

Phân màu xanh lá có thể bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ lớn. Nó cũng có thể là dấu hiệu bé đã không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng Mẹ cần đảm bảo cho bé bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

- Phân nhạt màu

Phân nhạt màu có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da Cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để tham khảo thêm ý kiến trong trường hợp này để đảm bảo an toàn cho bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật