Trẻ sơ sinh bị “cứt trâu“ trên đầu và cách điều trị dứt điểm
Những mảng bám cứt trâu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé nhưng nếu không vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ gây viêm nhiễm không tốt cho bé.
Trẻ em mới sinh (từ vài tuần đến một năm tuổi) trên da đầu nhất là vùng thóp thường xuất hiện những tảng vẩy da dầy màu nâu xám, tập trung thành đám hoặc toàn bộ da đầu. Hiện tượng này được dân gian gọi là “cứt trâu”.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị cứt trâu thường khiến mẹ thấy khó chịu, nhưng bản thân những mảng bám này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé. Tuy nhiên nếu không vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ gây viêm nhiễm không tốt cho bé.
Giải mã hiện tượng cứt trâu trên đầu trẻ
Nhiều người cho rằng trẻ bị "cứt trâu" là do mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ. Số khác lại cho rằng trẻ bị "cứt trâu" là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng này.
Nhiều giả thuyết cho rằng hiện tượng này được hình thành là do sự bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng gắn chặt vào da đầu.
Cứt trâu ban đầu trắng như gàu thường mềm, dẻo nhưng nếu để lâu khi chuyển thành màu nâu, đen thì cứt trâu sẽ cứng lại và đóng thành những mảng vảy lớn. Vùng “cứt trâu” bị rụng tóc và trẻ có thể sẽ hay quấy khóc.
Nếu cứt trâu tạo thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, bố mẹ không phải quá lo lắng. Nhưng cũng có trường hợp “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc làm bé ngứa ngáy phải gãi đầu thường xuyên. Như vậy có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn mưng mủ, nổi đinh nhọt ở da đầu.
Cách trị dứt điểm tình trạng cứt trâu trên đầu trẻ
“Cứt trâu” là môi trường thuận lợi để cho nấm Pityrosporum Ovale phát triển làm cho bé ngứa ngáy khó chịu. “Cứt trâu” nhiều có thể gây ra rụng tóc thưa thớt hay thành từng đám vì chất nhờn tiết ra nhiều vít lỗ chân tóc gây rối loạn dinh dưỡng và làm rụng tóc
Vậy nên chúng ta cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt vì nếu để lâu có thể gây viêm nhiễm hoặc chàm bã nhờn Các mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:
1. Trị "cứt trâu" cho bé bằng dầu hạnh nhân
Mẹ dùng bông gòn thấm một ít dầu hạnh nhân rồi nhẹ nhàng chấm lên phần da đầu bé bị "cứt trâu", sau đó gội đầu cho bé như bình thường. Đồng thời trong khoảng thời gian trước khi gội đầu, mẹ hãy xoa nhẹ da đầu bé để lớp "cứt trâu" bong ra. Các mẹ sẽ thấy hiệu quả tức thì sau một vài lần dùng cho bé.
2. Trị cứt trâu cho bé bằng nước chè
Với mẹo này, mẹ hãy nấu trà xanh hoặc pha trà mạn thật đặc, sau đó dùng bông thấm nước trà lên phần da đầu có "cứt trâu" của bé, lưu ý nên tránh chấm vào thóp bé nhé. Thậm chí nếu cần thiết, các mẹ có thể đắp cả khăn thấm nước chè lên đầu bé.
Trà xanh có chứa chất chống oxi hóa và vitamin C giúp làm sạch "cứt trâu", diệt khuẩn và nuôi dưỡng da dầu bé. Vì thế, các mẹ hãy kiên trì thực hiện trong vài ngày, đảm bảo da đầu bé sẽ sạch "cứt trâu". Lưu ý, trong thời gian này mẹ không nên dùng dầu gội đầu để gội cho bé vì sẽ làm mất tác dụng của nước trà.
3. Massage da đầu bé
Mẹ có thể dùng các ngón tay miết nhẹ trên da đầu bé và sau đó gỡ các mảng vảy bám ra. Đây là cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng "cứt trâu" ở trẻ. Lưu ý, với da đầu của bé sơ sinh mẹ nên dùng tay và không dùng dụng cụ cứng như nhíp vì có thể làm tổn thương đến bé.
4. Trị cứt trâu cho bé bằng dầu dừa
Mẹ hãy bôi một ít dầu dừa lên vùng chân tóc có mảng bám và để yên khoảng 3-5 phút, sau đó dùng bàn chải mềm để massage nhẹ trên vùng da đó rồi gội đầu bé nhẹ nhàng với dầu gội cho trẻ sơ sinh Tiếp theo, mẹ chỉ cần xả sạch với nước và thấm khô đầu tóc bé bằng một chiếc khăn mềm.
5. Gội đầu cho bé sạch sẽ
Các mẹ nên sử dụng các loại dầu gội có độ pH thấp gội đầu cho trẻ. Nếu những mảng bám cứt trâu trên đầu bé ở mức độ nhẹ thì sẽ nhanh hết, còn nặng thì mẹ hãy kiên trì gội cho bé vài ngày. Khi gội, mẹ nên hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt…
Lưu ý: Bố mẹ không nên dùng tay cố gắng kỳ cọ mạnh tay để loại bỏ "cứt trâu" trên đầu bé vì sẽ làm da bé bị tổn thương, viêm nhiễm.
Trường hợp cần đưa bé đi bệnh viện
Thông thường, các mảng bám trên da đầu không gây chút phiền phức nào cho bé, mẹ sẽ không cần phải dùng đến các biện pháp y khoa để “đuổi” chúng đi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng hơn và bé nên được sử dụng các loại dược phẩm chuyên khoa.
Hãy đưa bé đi bệnh viện nếu mẹ nhận thấy vùng “cứt trâu” của bé có những hiện tượng như:
- Tình trạng đóng vảy dày và lan rộng trên da đầu da mặt bé.
- Vùng đóng vảy bị chảy máu
- Vùng đóng vảy có mùi lạ, khó chịu.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:03 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:00 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:07 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023