Vắc-xin dịch vụ: Một bài học đau xót từ các nước lớn
Bệnh sởi và biến chứng viêm phổi của căn bệnh bạn nên biết
Làm thế nào để phòng tránh bé không bị “dính” bệnh sởi nguy hiểm?
Theo PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh vắc-xin nào cũng có tác dụng chính và tác dụng phụ tuy nhiên việc xảy ra tai biến vắc-xin luôn thường trực nhưng việc bỏ tiêm của người dân đợi vắc-xin dịch vụ còn nguy hiểm hơn.
Lịch sử dịch bệnh ở trẻ em
Theo PGS Lân, năm 1974, tại Anh, đã có tác giả báo cáo 22 trường hợp trẻ chậm phát triển và động kinh sau khi tiêm vắc-xin ho gà toàn tế bào Thông tin này đã dẫn đến trong nhiều năm sau đó, tỷ lệ tiêm chủng ho gà ở Anh giảm mạnh từ 81% xuống còn 31% và hậu quả là 100.000 trẻ mắc ho gà và 31 trẻ tử vong.
Báo cáo này cũng làm giảm tỷ lệ tiêm chủng ho gà và tăng số ca tử vong do ho gà ở Nhật Bản, Thụy Điển và Wales. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đối chứng sau này mới chỉ ra rằng tỉ lệ chậm phát triển và động kinh ở trẻ sau khi tiêm vắc-xin ho gà toàn tế bào tương tự với trẻ không tiêm vắc-xin, và nhiều trường hợp trong các trẻ này thật ra mắc hội chứng Dravet (khiếm khuyết vận chuyển kênh Na).
Một trường hợp khác về vấn đề mối liên quan giữa vắc-xin MMR (Sởi-quai bị-rubella) và bệnh tự kỷ do một tác giả đăng tải trên một tạp chí uy tín trên thế giới (Lancet) vào 1998. Bài báo đã nêu 12 ca bệnh nhiễm trùng đường ruột và tự kỷ có liên quan đến MMR. Lập tức, tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin MMR giảm và dịch bùng phát tại Anh.
Nhiều nghiên cứu đã phải tiến hành sau đó và đi đến kết luận là không có mối liên quan nào giữa bệnh tự kỷ và MMR. Tác giả bài báo trên sau đó bị kết tội là gian lận dữ liệu và có xung đột lợi ích khi đăng tải thông tin trên. Bài báo bị rút hoàn toàn khỏi tạp chí trên sau 12 năm đăng tải thông tin.
Và Việt Nam, năm 2013 trước những tai biến của vắc-xin dẫn đến người dân không cho con đi tiêm vắc-xin hậu quả dịch sởi đã bùng phát cướp đi sinh mạng của gần 150 trẻ nhỏ. Điều này thực sự đáng tiếc.
Vắc-xin vô bào có thể bùng phát dịch
So sánh giữa vắc-xin Quinvaxem hay các vắc-xin khác như 5 trong 1, 6 trong 1 đang sử dụng tại Việt Nam hiện nay, PGS Lân cho biết khác nhau cơ bản là thành phần vắc-xin ho gà toàn tế bào (Quinvaxem) hay vô bào (vắc-xin dịch vụ). Việc chuyển đổi từ sử dụng ho gà toàn tế bào sang ho gà vô bào đã được nhiều nước triển khai và các hạn chế của vắc-xin này cũng đã được ghi nhận, tại các nước có nền kinh tế phát triển.
Tại Mỹ, trước khi có vắc-xin bệnh ho gà hàng năm gây bệnh cho hơn 200.000 người và làm tử vong 10.000 người. Sau khi đưa vắc-xin ho gà toàn tế bào vào sử dụng, trong năm 1976, tỉ lệ bệnh ho gà giảm đến 95%. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang dùng ho gà vô bào vào năm 1990, dịch ho gà bắt đầu bùng phát vào các năm sau đó, cụ thể dịch ho gà có xu hướng xảy ra theo chu kỳ và nặng nhất vào những năm 2005, 2010 và 2014.
Dịch có chu kỳ khoảng 5 năm và nguyên nhân do sự giảm miễn dịch bảo vệ của ho gà vô bào và sự tích lũy các ca này theo từng năm, dịch năm 2014 tại Mỹ được cho là lớn nhất trong vòng 50 năm qua. Ngay cả khi đã bổ sung lịch tiêm nhắc lại nhiều mũi (ngoài 3 liều cơ bản, tiêm nhắc lại cho trẻ em 4-6 tuổi, 11-12 tuổi và cả phụ nữ mang thai ở tuần thứ 27 đến 36) nhưng hiện tại, hàng năm, tại Mỹ vẫn ghi nhận từ 10.000 -40.000 ca mắc và 10-20 ca tử vong vì bệnh này.
Một báo cáo của WHO năm 2015 về tỉ lệ bệnh ho gà tại 19 nước (4 nước thu nhập trung bình khá và 15 nước thu nhập cao) cho thấy dù không có sự bùng phát dịch ho gà trên toàn cầu nhưng tại 5/19 nước (Úc, Chilê, Bồ đào nha, Anh, Mỹ), dịch ho gà thật sự đã gia tăng. Trong số 5 nước này, có 4 nước trước đó đã chuyển từ ho gà toàn tế bào sang ho gà vô bào (chỉ có Chilê dùng ho gà toàn tế bào và dịch ho gà xảy ra tại Chilê được cho là do tỉ lệ bao phủ vắc-xin thấp).
Riêng tại 4 nước (Úc, Bồ đào nha, Anh, Mỹ), nhất là tại Úc, Anh, Mỹ, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính do giảm hiệu quả bảo vệ khi tiêm vắc-xin ho gà vô bào dẫn đến tích lũy số ca nhạy cảm và sau đó bùng dịch theo chu kỳ, cho dù tỉ lệ bao phủ vắc-xin tại các nước này đều khá cao, hơn 85%. Sự bùng phát dịch ho gà chưa thấy xuất hiện tại các nước dùng ho gà toàn tế bào và có tỉ lệ tiêm chủng cao.
Vấn đề chuyển đổi từ ho gà toàn tế bào sang vô bào cần cân nhắc đến khả năng kiểm soát dịch xảy ra, đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin cho các liều tiêm nhắc cũng như chiến lược tiêm cho các bà mẹ mang thai nhằm bảo vệ cho các trẻ ngay sau khi sinh, hạn chế tử vong trong trường hợp dịch ho gà xảy ra do việc dùng vắc-xin ho gà vô bào.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:04 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:05 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:00 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023