Bệnh hen suyễn ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một trong những bệnh về hô hấp thường gặp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời không những gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày và nguy hiểm hơn sẽ dẫn tới những biến chứng khó lường.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh suyễn ở trẻ em còn gọi là bệnh hen phế quản (HPQ) là một bệnh mạn tính của đường hô hấp Bệnh biểu hiện bằng sự co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai hiện tượng này làm cản trở sự lưu thông của không khí, vì vậy trẻ khó thở

Mức độ khó thở nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sự co thắt phế quản và sự bài tiết dịch nhầy nhiều hay ít. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tính chất của bệnh có bị viêm nhiễm do vi sinh vật (vi khuẩn virus vi nấm) hay không? Nếu có thì bệnh còn phức tạp hơn nhiều.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em làm một bệnh mạn tính của hô hấp

Bệnh hen suyễn ở trẻ em làm một bệnh mạn tính của hô hấp

1. Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ em

Một điều dễ nhận thấy là mỗi khi thời thiết thay đổi từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt, trẻ cảm lạnh do mặc không đủ ấm, tắm khi có gió lùa, mặc quần áo bị ướt (do trẻ nghịch nước hoặc khi trẻ “tè ra quần” mà người lớn không biết...) thì ở các trẻ có tiền sử HPQ rất dễ tái phát.

Viêm đường hô hấp do vi sinh vật (như viêm mũi họng, VA, viêm phế

quản, tiểu phế quản), một số thức ăn (như tôm cua, ốc...), lông của một số động vật nuôi trong nhà (như chó, mèo...), một số côn trùng, tiết túc, đặc biệt là mạt gà, một số dược phẩm hoặc đôi khi gắng sức (khóc, chạy nhảy nhiều, đùa nghịch quá mức...) cũng là một trong các nguy cơ cao làm cho trẻ có tiền sử bị HPQ tái phát.

Vấn đề khói, bụi bẩn cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Khói thuốcthuốc lào do người lớn phả ra một cách thường xuyên, khói bếp do đun rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong); bụi nhiều nhất là các vùng đô thị vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh công nghiệp chưa tốt, là những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện cơn HPQ.

2. Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em

Đối với cơn HPQ nhẹ, thường xuất hiện khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức...), biểu hiện là cơn ho như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra.

Đối với HPQ vừa thì cơn ho xuất hiện khi trẻ gắng sức, tiếng nói ngắt quảng, bắt đầu thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn. Nghe thấy ran rít thì thở ra.

Trẻ bị hen phế quản có dấu hiệu khó thở

Trẻ bị hen phế quản có dấu hiệu khó thở 

Đối với HPQ nặng thì khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một). Nghe phổi có ran rít to cả 2 thì thở ra và hít vào.

Đối với cơn HPQ rất nặng (ác tính) thì trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong HPQ, nếu có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp (có thể là hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm hoặc virus).

3. Khi trẻ nghi bị hen suyễn nên làm gì?

Cần thiết cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là khám bác sĩ chuyên khoa nhi, tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân không có chuyên môn về y, nhất là không có kinh nghiệm về HPQ ở trẻ em. Không nên tự mua thuốc để điều trị hen suyễn cho trẻ vì không những không khỏi, mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Trẻ có dấu hiệu hen suyễn cần nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ

Trẻ có dấu hiệu hen suyễn cần nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ

Những lúc trẻ đang bị lên cơn HPQ không được tắm cho trẻ tránh cho trẻ chơi, ngồi hoặc bế trẻ ra nơi có gió lùa sẽ làm cho trẻ bị lạnh đột ngột, cơn hen sẽ tăng nặng hơn. Đối với trẻ lớn nên động viên, an ủi tình cảm với cháu, không nên làm cho trẻ buồn lo lắng chán nản

Khi trẻ lên cơn hen nặng, hen cấp tính (khó thở gấp, dữ dội, môi tím, không bú được, không khóc được, nói ngắt quãng hoặc không nói được...) cần khẩn trương đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tránh để xảy ra điều đáng tiếc.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật