Bệnh táo bón ở trẻ em và những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe của trẻ
Bệnh táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến. Đó là vấn đề mà khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Một trong số những dấu hiệu của táo bón là bé rất sợ hãi khi vào nhà vệ sinh; bé đi phân rắn, cứng hoặc đi ít hơn 3 lần trong một tuần.
Bệnh táo bón ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, đặc biệt là khi bé mới bắt đầu ăn dặm.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón ở trẻ là chế độ dinh dưỡng như:
- Bé uống ít nước
- Bé không ăn đủ các thực phẩm giàu chất xơ như rau trái cây.
Trẻ lười ăn rau là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh táo bón
- Bé thói quen ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh.
- Bé ăn quá nhiều phô mai chuối hoặc mứt táo và những thực phẩm kém chất xơ
- Bé quá sợ hãi việc đi tiêu vì bị đau.
- Bé ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước có gas.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh táo bón
Hậu quả của táo bón có thể gây tác hại "tại chỗ" là làm bé đau do nứt hậu môn, nặng hơn thì làm bé bị chảy máu khi đi tiêu. Bé nín làm phân càng ở lâu trong cơ thể, càng lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau lại dễ làm rách hậu môn gây đau và chảy máu.
Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày, tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng càng lớn và cuối cùng khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (trong dân gian thường gọi là ị đùn).
Trẻ bị táo bón lâu ngày làm ảnh hưởng tới tinh thần của bé
Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Ngoài ra phân ứ đọng lâu ngày còn có tác hại làm bé biếng ăn chậm tăng cân thậm chí suy dinh dưỡng
Điều quan trong lúc này là mẹ cần tìm cách chữa táo bón cho bé. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn nhiều chất xơ Nhờ khả năng ngậm nước mạnh, chất xơ giúp hấp thụ những chất khác và đưa chất thải ra ngoài cơ thể.
Cho bé ăn nhiều chất xơ để giúp đưa chất thải ra bên ngoài
Bên cạnh việc bổ sung đủ chất xơ, cần hạn chế các loại đường trong khẩu phần ăn của trẻ.
Trong trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày mà mẹ dùng mọi biện pháp vẫn không giảm thì nên đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn kĩ hơn về tình trạng bệnh của bé. Bác sĩ thường đưa ra một vài lời khuyên như tắm cho bé bằng nước ấm để giúp bé thư giãn, mát xa vùng bụng, cho bé uống một ít nước trái cây hoặc nước lọc mỗi ngày đối với bé từ bốn tháng tuổi.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:00 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:03 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:08 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:09 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:01 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:03 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:01 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023