Cách trị ho, sổ mũi, sốt cho trẻ hiệu quả mẹ nên biết ngay bây giờ

Ho, sổ mũi, sốt là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và mẹ không nên quá lo lắng. Hãy tìm hiểu cách trị ho, sổ mũi, sốt hiệu quả cho trẻ để ứng phó.

Trẻ bị ho, đau họng

Rất nhiều cha mẹ cứ thấy con có biểu hiện ho là vô cùng lo lắng và ngay lập tức mua thuốc về cho bé uống. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm ngăn chặn sự xâm nhập virus vào trong phổi, giúp trẻ dễ thở hơn vì nó đẩy các chất nhầy ra khỏi đường thở.

Do đó, bạn không nên quá lo lắng khi thấy con bị ho Nếu thấy con ho kéo dài từ 3 ngày trở lên, ho kèm theo sốt hoặc có các biểu hiện bệnh khác thì cần đưa con đi khám. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc kháng sinh hay thuốc ho về cho con uống mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi nó rất dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc kháng thuốc phản ứng thuốc rất nguy hiểm.

Nếu trẻ bị ho do cảm cúm ho do dị ứng thời tiết… mẹ có thể dùng mật ong để giảm nhẹ cơn ho một cách hiệu quả và an toàn. Nhưng lưu ý, chỉ sử dụng mật ong cho trẻ từ 1 tuổi trở lên mật ong có vị ngọt dễ uống, nên sẽ không khó để trẻ sử dụng phương thuốc này. Liều lượng dùng như sau: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi. Ngày uống 2 – 3 lần, tùy theo tình trạng ho. Hoặc mẹ có thể ngâm sẵn một bình chanh đào mật ong để cho con uống khi bị ho cũng rất công hiệu.

Ngoài ra, ăn súp gà cũng là một cách chữa ho hiệu quả, lại giúp bổ sung dưỡng chất cho con. Món súp gà rất dễ ăn và được nhiều trẻ yêu thích. Súp gà có khả năng kháng viêm tốt, lại giàu dinh dưỡng sẽ giúp trẻ bớt ho, giảm đau họng và cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần khuyến khích con uống nhiều nước để làm loãng đàm, dịu cơn rát họng và giảm ho  

Nghẹt mũi, sổ mũi

Nghẹt mũi sổ mũi là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Thực tế, chất nhầy và nước mũi chảy ra giúp rửa sạch các virus cảm, sốt ra khỏi xoang và mũi của trẻ. Do đó, nếu thấy nước mũi của con chuyển từ màu trắng sang màu xanh thì bạn không nên quá lo lắng. Đó là dấu hiệu hệ miễn dịch của trẻ đang kháng lại sự xâm nhập của virus đấy.

Với những trường hợp sổ mũi – nghẹt mũi do cảm sốt thông thường, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi cho con. Cách trị sổ mũi cho trẻ an toàn nhất là mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé vài giọt. Hàng ngày mẹ nhỏ mũi cho bé từ 3 đến 5 lần giúp làm sạch mũi. Nếu thấy nước mũi của trẻ quá đặc và khó "xì" ra, thì nên dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy trong mũi cho bé. Lưu ý, không nên dùng miệng hút mũi để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ trong miệng vào cơ thể bé. Khi dùng dụng cụ hút mũi phải rửa thật sạch trước khi sử dụng.

Ngoài ra, mẹ nên sử dụng máy làm ẩm không khí, đặc biệt với những gia đình sử dụng điều hòa. Bởi không khí quá khô cũng dễ khiến con bị sổ mũi và viêm mũi.

Nếu con bị nghẹ mũi và sổ mũi do các bệnh lý khác như viêm mũi hay viêm xoang thì bạn cần đưa con đi khám để được tư vấn điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa cho con hoặc áp dụng bừa bãi những phương pháp dân gian.

Sốt

Rất ít phụ huynh thực sự hiểu về tình trạng sốt của con. Nhiều người có thói quen dùng tay sờ trán để đoán nhiệt độ. Nếu thấy con hơi nóng là lập tức cho con uống thuốc hạ sốt Điều này có thể vô tình gây nguy hiểm cho con của bạn. Tốt nhất, mỗi gia đình đều cần có nhiệt kế trong nhà. Khi nghi ngờ con bị sốt, bạn dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của con. Nếu nhiệt độ từ 37,5 trở lên nghĩa là con bạn đang sốt nhẹ. Đây là dấu hiệu hệ miễn dịch đang kháng lại sự xâm nhập của virus, nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy lau người cho con bằng nước ấm, thay bộ đồ thoáng mát và khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt từ 38 độ trở lên, có thể cho con uống paracetamon.

Liều dùng: 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Mẹ cần nắm chính xác cân nặng của con để có liều dùng thích hợp, nếu uống quá liều sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Khi trẻ sốt từ 39 độ trở lên, cần đưa ngay tới bệnh viện để các bác sĩ khám và điều trị.

Phòng ngừa cho trẻ

Rèn cho con ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu và khó chống lại được vi khuẩn. Do đó, để trẻ luôn khỏe mạnh thì mẹ cần rèn cho con thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc.

Rửa tay thường xuyên: Bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều các vật dụng khác nhau nên chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì vậy, để phòng bệnh cần thiết phải nhắc nhở con rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ cho nhà cửa sạch sẽ: Không gian sống cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Nên việc vệ sinh nhà cửa thường xuyên là rất cần thiết, đặc biệt là các khu vực ẩn chứa nhiều vi khuẩn như nhà vệ sinh, phòng tắm, bếp, phòng ngủ... 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật