Một số cách xử trí khi bé bị nghẹt mũi ngay tại nhà cho mẹ bỉm sữa

Vào mùa lạnh, các bé rất dễ bị cảm, sổ mũi và nghẹt mũi khiến bé yêu rất khó chịu.

Vào mùa lạnh, các bé rất dễ bị cảm sổ mũi và nghẹt mũi khiến bé yêu rất khó chịu. Dưới đây là vài bước để bạn làm dịu sự khó chịu của bé khi bị nghẹt mũi. Các mẹ hãy tham khảo nhé.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nghẹt mũi rất đa dạng. Nhiễm virus gây cảm là nguyên nhân phổ biến ảnh hướng tới hô hấp ở bé. Ngoài ra, trào ngược axit viêm xoang nhiễm khuẩn thứ cấp cũng có thể khiến dịch mũi đổi màu và có thể kéo dài hơn 2 tuần liên tục. Dị ứng cũng là một “thủ phạm” gây nghẹt mũi cho bé trên 2 tuổi.

Thời gian nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nghẹt mũi do một loại virus, các triệu chứng có thể kéo dài 3-7 ngày.

Các triệu chứng

Nghẹt mũi ở bé mới sinh có thể khó nhận biết. Một số triệu chứng có thể là: khó khăn khi bú; khóc hoặc dễ bị kích động; thở khò khè khó ngủ có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi ho thở dễ hơn khi được bế đứng...

Xử trí khi bé bị nghẹt mũi

Nhỏ nước muối natri 0,9% hoặc nước muối biển: Khi bé bị nghẹt mũi các mẹ hãy nhỏ cho bé ngày 4-5 lần, mỗi lần 2-3 giọt. Kết hợp với nhỏ nước muối trong mũi của bé, mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho bé dễ thông. Bình thường, để phòng tránh cho bé, các mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý

Đừng lo nếu bé hắt hơi một ít trong số nước muối đó ra ngoài, nó vẫn có tác dụng đối với mũi bé. Nếu nước muối chảy ra khỏi mũi, nhẹ nhàng lau sạch cho bé bằng khăn.

Dùng tinh dầu bạc hà: Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn, gối hay quần áo là đã có hiệu quả rồi. Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì quá nhiều tinh dầu bạc hà có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng.

Dùng ống hút mũi: Các mẹ nên chọn mua loại có kích cỡ vừa với lỗ mũi nhỏ xíu của bé. Đặt bé nàm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài, nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào trong lỗ mũi bé (hãy chắc là bạn không đẩy vào quá sâu nhé!) Thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống, lấy ống ra và lại bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Làm lại với bên lỗ mũi còn lại.

Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt đối với bé bị nghẹt mũi: Cha mẹ hãy đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.

Chạy máy làm ẩm không khí: Thời tiết khô hanh vào các tháng mùa đông, và tác dụng của máy sưởi càng làm khô không khí gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi của bé. Để máy làm ẩm không khí chạy trong lúc bé ngủ có thể giúp phòng ngừa và giảm nghẹt mũi cho bé.

Túi xông: Với biện pháp này, các mẹ có thể tới các hiệu thuốc mau gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Các bố mẹ chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất là bé có thể được xông mũi bất cứ khi nào bởi các vị thuốc trong túi xông đó. Còn khi bé ngủ, các mẹ đặt các túi xông (không quá 2 túi) xuống dưới gối cũng sẽ giúp bé có một giấc ngủ thoải mái hơn.

Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ: Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Chế độ ăn uống của bé lúc này cũng nên được chú trọng: Khi bé bị nghẹt mũi thì thường phải thở bằng miệng, nên có thể làm bé bị mất nước Cha mẹ hãy đảm bảo bé uống nhiều nước lọc nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước của bé.

Điều không nên làm: Không bao giờ được thổi vào một bên lỗ mũi của bé với suy nghĩ là sẽ làm thông sang lỗ mũi bên kia. Điều này có khả năng gây nguy hiểm. Chuyên gia cũng khuyên cha mẹ không nên dùng thuốc cho con mà chưa có ý kiến từ bác sĩ.

Nếu các mẹ thực hiện theo các bước trên khi bé bị nghẹt mũi, thì thời gian hết bệnh của bé sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi khiến bé không thở được, nghẹt mũi kéo dài vài tuần liên tục, nghẹt mũi kèm sốt hoặc ở bé dưới 3 tháng tuổi thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật