Phát hiện bệnh tim nhanh ở trẻ em và phương pháp chữa trị bệnh

Tim nhanh ở trẻ em là bệnh khá phổ biến. Trong các bệnh lý về tim, nó chỉ đứng sau bệnh tim bẩm sinh.

Cứ 1000 trẻ có 4 trẻ bị tim nhanh trên thất

Tim nhanh (nhịp tim nhanh trên thất) là bệnh do có những tổ chức, mô tim bất bình thường – có những đường dẫn truyền ở mô tim bất bình thường, hay gặp nhất ở trẻ 3 tháng sau sinh.

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh tim nhanh ở nước ta là 0,04% - một con số khá cao.

Bệnh tái phát sau đó sớm hay muộn, tùy từng cơ thể khác nhau. Bệnh xuất hiện ở bào thai, nếu nặng sẽ dẫn đến hiện tượng phù thai thai lưu

Đối với trẻ em bình thường nhịp tim đã nhanh nên cần phải phân biệt tim nhanh sinh lý và tim nhanh bệnh lý.

Tim nhanh sinh lý: vận động, chơi thể thao, cảm xúc sốt tiêu chảy mất nước….

Tim nhanh bệnh lý – nhịp tim nhanh trên thất là rối loạn nhịp hay gặp nhất ở trẻ em.

Chẩn đoán tim nhanh trên thất cần căn cứ theo tần số nhịp tim và theo tuổi. Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào vì nó là bệnh bẩm sinh

Biểu hiện của bệnh nhiều khi mơ hồ, không rõ ràng nên khó để bà mẹ có thể nhận biết. thậm chí với bác sĩ đôi khi cũng không phát hiện ra hoặc nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Với người lớn hay bệnh nhi lớn có thể mô tả được triệu chứng: hồi hộp đánh trống ngực khó thở mệt mỏi hoa mắt, 1 số ngất, lơ mơ….

Chữa cơn tim nhanh bằng sóng radio cao tần

Theo bác sĩ Hải, Bệnh viện Nhi trung ương: chẩn đoán bệnh tim nhanh ở trẻ cũng rất khó. Không phải loại tim nhanh nào cũng có thể chẩn đoán qua điện tâm đồ vì nhịp tim ngoài cơn nhịp tim nhanh diễn ra như bình thường. May mắn bắt được cơ nhịp tim nhanh đó thì có thể chẩn đoán nhanh và chính xác được bệnh.

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh cho bé, các bác sĩ quyết định điều trị cho bé bằng phương pháp đốt triệt đường dẫn truyền bất thường gây tim nhanh. Hầu hết cơn tim nhanh ở trẻ em có thể can thiệp điều trị triệt để bằng sóng cao tần, đây là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. 

Phương pháp điều trị được thực hiện bằng sử dụng một hệ thống các thiết bị chẩn đoán công nghệ cao cùng với các dây điện cực được đưa vào trong tim qua các mạch máu

Sau khi nghiên cứu điện sinh lý trong buồng tim, các bác sĩ đã xác định được nguyên nhân và cách thức gây tim nhanh. Một dây điện cực đốt triệt được đưa vào trong tim để dò tìm vị trí mô tim bất thường, sau đó năng lượng được phát ra từ máy phát sóng radio cao tần được truyền đến đầu điện cực này tạo ra một nhiệt lượng làm tổn thương và vô hiệu hóa mô tim bất thường đó. Thủ phạm gây bệnh là 2 đường dẫn truyền xung điện tim bất thường nối giữa tâm nhĩ và tâm thất.

Phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều người lớn và trẻ trên 15 tuổi. Trẻ càng nhỏ, cân nặng ít thì tim càng nhỏ, hệ tim mạch càng dễ bị tổn thương, dẫn đến nhiều di chứng. Bé Nghĩa là trường hợp nhỏ tuổi nhất, cân nặng cũng nhỏ nên để tiến hành điều trị cho bé các bác sĩ cũng cần phải chuẩn bị thêm một số thiết bị phù hợp.

Phần lớn cơn tim nhanh ở trẻ là do bất thường bẩm sinh, nếu không được điều trị triệt để bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong Vì thế khi con có biểu hiện nghi ngờ là bệnh cơn tim nhanh, cha mẹ cần đưa con đến đúng các chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật