Tác hại và cách giúp bé không bị sún răng nên chú ý

Răng bị sún không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ, làm trẻ mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.

Tác hại của răng sún ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng 'sún răng', nhưng chủ yếu là do bé ăn thường xuyên quá nhiều các loại thức ăn có hàm lượng đường cao và tính bám dính mạnh nên dễ lên men, sinh ra a-xít phá hủy men răng.

Rất nhiều các bậc cha mẹ thường không quan tâm và lo lắng về việc con mình bị sún vì cho rằng đó chỉ là răng sữa, mà trước sau gì cũng bị răng vĩnh viễn thay thế. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm

Răng sữa tồn tại trong khoang miệng nếu bị sún chúng cũng mang những vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến không chỉ chiếc răng mà còn ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn Khi rằng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé dễ quấy khóc biếng ăn

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng của, bên cạnh sự mất thẩm mỹ thì nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng Thực tế cho thấy, rất nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn nên thường ngọng hơn các bé khác.

Đặc biệt, việc bị sún răng có thể sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau. Nguyên do là khi răng sún, nguy cơ chiếc răng này sẽ bị hỏng sớm, lợi cũng sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ gặp phải nhiều khó khăn, có thể mọc lệch và gây đau cho trẻ.

Sâu răng sữa có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này

Sâu răng sữa có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này

Giúp bé không bị sún răng

* Vệ sinh răng miệng

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị sún, bị sâu phần lớn do vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Với trẻ sơ sinh ngay từ khi mới mọc 1 chiếc răng thì sau khi trẻ uống sữa mẹ nên cho bé uống thêm nước lọc để ngăn ngừa hình thành mảng bám ở lưỡi và men răng đồng thời phòng được viêm họng Hàng ngày, mẹ dùng khăn gạc mềm, sạch thấm nước tinh khiết hoặc nước muối loãng để vệ sinh răng và khoang miệng cho bé.

Khi bé được 2 tuổi hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã bắt đầu ăn cơm và nhiều loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn.  Mẹ có thể dạy bé cách tự đánh răng bằng bàn chải có chứa  Fluor để ngừa sâu răng ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

* Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc

Theo các bác sĩ, việc cho bé dưới 1 tuổi uống kháng sinh amoxicillin sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xấu răng vĩnh viễn. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý việc sử dụng thuốc cho bé.

* Lưu ý về thực đơn của bé

Trong thời kỳ hình thành men răng thì Flour và canxi là 2 chất không thể thiếu trong việc kiến tạo men răng. Sau khi răng bắt đầu được hình thành thì chúng sẽ phủ một lớp lên bề mặt men răng làm cứng chắc men răng sữa cũng như răng vĩnh viễn, giúp răng không bị sún nên phòng ngừa được sâu răng Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor và canxi như cá (đặc biệt là cá biển) trứng sữa tươi gan Ngược lại, cần hạn chế một số thực phẩm không tốt cho răng của trẻ như: đồ uống có ga bánh kẹo, nước lạnh nước ngọt

* Loại bỏ những thói quen xấu

Để bảo vệ răng cho bé, các bậc cha mẹ cần tuyệt đối không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ. Không nên để trẻ dùng răng cắn vật cứng. Hạn chế cho bé ăn kẹo uống nước có ga và ăn đêm. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì nhất thiết sau khi uống sữa phải cho bé uống nước lọc để rửa miệng.

Với những trẻ thường xuyên có thói quen ngậm cơm, cha mẹ cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn còn bám vào kẽ răng.

Nên cho bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ từ 3 đến 6 tháng.

Nên cho bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ từ 3 đến 6 tháng.

* Cho bé khám răng định kì

Cha mẹ nên cho bé khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

Với những bé đã bị sún răng thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc không đều sau này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật