Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nhận biết bằng cách nào?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc suy dinh dưỡng thậm chí có thể gây nên tử vong do tình trạng mất nước muối. Mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ khi mắc bệnh nhé.

Những năm đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt nên rất dễ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa Không chỉ là nguyên nhân làm bé chậm lớn, nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây tử vong.

 

Những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

- Tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến của trẻ nhỏ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thậm chí có thể gây nên tử vong do tình trạng mất nước muối trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần mỗi ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi uể oải chán ăn không chịu chơi, hay bị nôn trớ. Ngoài ra, trẻ còn bị sốt, đầy hơi, chứng bụng, đi ra phân có máu và chất nhầy.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân suy dinh dưỡng

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân suy dinh dưỡng

- Nôn trớ

Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà trẻ nhỏ hay gặp phải. Thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày qua đường miệng do sự gắng sức của cơ thể. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ là do trẻ bú quá no, thời gian bú giữa các cữ bú quá gần, hoặc do bú sai tư thế, do núm vú quá to hay quá nhỏ hay có thể là bị không chịu loại sữa mới.

Ngoài ra, hiện tượng nôn trớ thì rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn do teo tắc đường ruột, teo thực quản hay do đại tràng bị phình bẩm sinh…

- Táo bón

Hiện tượng táo bón khiến trẻ không đi ngoài thường xuyên, vài ba ngày trẻ mới đi ngoài một lần, phân cứng, khô rắn và đóng khuôn, bụng trẻ bị cứng và đau mỗi lần đi cầu rất khó khăn, vì vậy, trẻ thường biếng ăn chậm lớn hay đau bụng nôn trớ và thường quấy khóc.

Cần cho trẻ uống nước và không nên cho trẻ bú quá no

Cần cho trẻ uống nước và không nên cho trẻ bú quá no

Cách điều trị

Để phòng tránh các bệnh về rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, cần cho bé ăn uống khoa học, cho bé bú nhiều lần trong ngày, các cữ bú không quá gần nhau, không cho trẻ bú quá no, cho trẻ bú đúng tư thế và nên cho trẻ ngủ đủ giấc.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống nước điện giải cùng chế độ ăn uống khoa học, tránh tình trạng để trẻ mất nước nặng. Với trẻ bị táo bón mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ uống nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín, chọn loại sữa công thức có nhiều chất xơ đồng thời tăng cường vận động cho trẻ.

Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và kịp thời chữa trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật