Tuyệt đối để con tránh xa 6 món đồ chơi nguy hiểm này!

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ chơi trẻ em với đủ mẫu mã, màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, không ít trong số chúng lại ẩn chứa mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe mà phụ huynh đôi khi không biết rõ.

1. Bóng bay

Bóng bay là món đồ chơi được bơm khí vào bên trong, chủ yếu là sử dụng khí hidro, Acetilen hoặc Oxi. Những chất này dễ bén lửa và khi bị cháy thì cả chất khí cùng vỏ nilon của những quả bóng này cũng cháy theo. Quá trình cháy và nổ bóng bay khiến vỏ nilon văng ra, nếu dính vào người sẽ gây bỏng.

Nguy hiểm là vậy nhưng tại các điểm vui chơi, giải trí đông người, không khó để bắt gặp những người cầm trên tay những chùm bóng bay bán dạo, thậm chí mang cả bình khí để bơm trực tiếp vào bóng bán cho người dân.

Nguy hiểm là vậy nhưng tại các điểm vui chơi, giải trí đông người, không khó để bắt gặp những người cầm trên tay những chùm bóng bay bán dạo, thậm chí mang cả bình khí để bơm trực tiếp vào bóng bán cho người dân.

Có chăng là do nước ta chưa có biện pháp kiểm soát chặt ché loại mặt hàng bóng bay bớm khí hydro hay phụ huynh cần nâng cao ý thức, cân nhắc kĩ khi mua đồ chơi này cho con nhỏ.

2. Đồ chơi thú nhún 

Thú nhún là đồ chơi được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích.

Thú nhún là đồ chơi được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích. 

Trước đó, các cơ quan truyền thông trong nước đưa tin về việc hàng nghìn đồ chơi thú nhún có xuất xứ Trung Quốc bị thu hồi ở nước ngoài vì chứa hàm lượng phthalate quá giới hạn cho phép. 

Các hợp chất phthalate được biết là sử dụng rộng rãi như chất hóa dẻo để làm mềm các vật liệu dễ vỡ, đặc biệt là một số polyme. Trong số các chất hóa dẻo gốc phthalate thì DOP và DBP là các loại chất hóa dẻo được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất sản phẩm nhựa PVC, PP và PE.

Về tác hại của phthalate đối với sức khỏe Phthalate có thể gây ung thư hủy hoại thận phá hủy hệ thống hormon của cơ thể. Đối với trẻ em nguy cơ mắc các bệnh hen suyễndị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate (DBP).

Theo nhận định của các chuyên gia, DOP có tác dụng giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa vô sinh nam, còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì quá sớm...

3. Bóng bay thổi

Nhiều bậc phụ huynh vô tư cho trẻ thổi bóng bay cao su mà ít ai biết rằng, sản phẩm này làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia dễ gây độc hại cho trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh vô tư cho trẻ thổi bóng bay cao su mà ít ai biết rằng, sản phẩm này làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia dễ gây độc hại cho trẻ. 

Nguyên liệu chính làm bóng bay được làm bằng mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Trong đó, lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích lưu hóa mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính. Chất xúc tiến giúp mủ cao su khi nấu lên được nhanh khô. Chất quặng bột tan thường có màu trắng được dùng để phết lên bóng bay sau khi hoàn thành để bóng bay không bị dính, dễ tách ra khi thổi. Còn phẩm màu nhằm tăng các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom… 

Hầu hết các loại bóng bay hiện nay đều sử dụng công thức trên nên rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm hay cầm tay. Hệ lụy nặng nhất các chất này để lại là gây ung thư cho trẻ. 

4. Hạt nhựa nở

Trẻ em có thể dễ dàng mua loại đồ chơi nguy hiểm này ở cổng trường với giá rất rẻ

Trẻ em có thể dễ dàng mua loại đồ chơi nguy hiểm này ở cổng trường với giá rất rẻ

Loại đồ chơi này có kích thước nhỏ, khi ngâm vào nước hay dung dịch có thể nở ra đến 400%, nếu nuốt phải, sẽ nở to phình rộng bên trong cơ thể, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa dẫn đến nôn mửa khó chịu và mất nước đe dọa tính mạng bệnh nhân. 

Hạt nở có độc chứa chứa 1,4-butanediol, chất được chuyển hóa vào loại chất kích thích gamma-Hydroxybutyric acid (GHB, một chất gây mê được dùng làm chất kích thích để giải trí). 

Những trẻ em bị ảnh hưởng đã có các triệu chứng co giật – hiệu ứng phụ đôi khi gặp của việc dùng GHB quá liều. Khi ở dạng cứng, hạt nở sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu rơi vào mắt, gây viêm mạc, chưa kể những viên bi lấp lánh xinh xắn này làm trẻ dễ bỏ vào miệng nhai. 

5. Keo thổi bóng

Đó là một ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt, đẹp mắt. 

Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.

Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.

Các đồ chơi thổi bong bóng bằng dung dịch chủ yếu sử dụng các chất hoạt động bề mặt, sức căng bề mặt càng lớn quả bóng sẽ càng to, càng dai. Để làm tăng tính dai của những quả bóng này, nhà sản xuất có thể cho thêm một số chất, chủ yếu là glycerin với tỷ lệ đậm đặc tùy độ dai mong muốn.

Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat... thường là các chất bay hơi, hàm lượng lớn xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn
  
6. Đồ chơi phát sáng, có âm thanh chói tai

Loại đồ chơi này gây ảnh hưởng không tốt tới thị lực và thính giác của trẻ

Loại đồ chơi này gây ảnh hưởng không tốt tới thị lực và thính giác của trẻ

Nhiều bậc phụ huynh mua cho trẻ những đồ chơi nhiều màu sắc, chạy bằng pin và phát ra những tiếng nhạc to rồi ánh sáng chói và nghĩ trẻ thích. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thị giác và thính giác của trẻ.

Tiêu chí đồ chơi an toàn 

Theo Cục Quản lý chất lượng hàng hóa, Bộ KH&CN cho biết: Đồ chơi của trẻ em phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về hợp chất hữu cơ độc hại (chất lỏng và formaldehyt). Chất lỏng có trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Riêng trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi, các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30mg/kg. Chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80mg/kg.



Với các loại đồ chơi trẻ em dùng điện, không được dùng nguồn điện có điện áp vượt quá 24V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp vượt quá 24V. Dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện. Trên đây là một số đồ chơi cực độc hại đối với trẻ, các bậc phụ huynh hãy đặc biệt chú ý đến vấn đề này nhé. Việc cho bé chơi đồ chơi là một việc không có gì sai trái nhưng để lựa chọn một đồ chơi phù hợp, an toàn lại là chuyện không phải dễ dàng. Thay vì cho bé chơi những món đồ có thể gây hại tới sức khỏe bé thì bạn hãy lựa chọn cho bé những món đồ chơi trẻ em kích thích phát triển tư duy trí tuệ của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật