7 chứng bệnh bí ẩn nhất thế giới mà y học đang “bó tay”

Trên thế giới, có những bệnh nhân mắc các chứng bệnh vô cùng kỳ lạ và hiếm gặp. Các chứng bệnh bí ẩn này khiến các bác sĩ không thể đưa ra tên bệnh cũng như đề xuất phương án điều trị khả thi.

Trước thực trạng đó, Viện Y tế Quốc gia Mỹ phải mở ra hẳn một chương trình mang tên Chương trình về những chứng bệnh chưa được chẩn đoán để giải mã bí ẩn của những chứng bệnh mới. Đồng thời, các tổ chức Hội chứng Không tên được thiết lập khắp nơi trên thế giới để hỗ trợ những người bệnh đang sống bất an khi phải mang trên mình những chứng bệnh bí ẩn này.

Dưới đây là danh sách 7 căn bệnh hiếm gặp nhất trong vài năm qua. Những căn bệnh này hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh đúng đắn, hiệu quả.

1. Bệnh Morgellons

Căn bệnh này hiện đang gây tranh cãi lớn trong giới y khoa thế giới. Một số bác sĩ cho rằng căn bệnh hiếm gặp này bị gây ra bởi hiện tượng “các vệt khó hóa chất”, do các tổ chức bí mật rải vào không khí những hóa chất và chất liệu gây ra sự phản ứng trên cơ thể của người tiếp xúc phải.

Bệnh viện Mayo, Mỹ mô tả căn bệnh này như sau: “một rối loạn da không giải thích nổi được định hình bởi những sự đau nhức không định hình và cảm giác có ký sinh trùng bò ở trên và dưới da. Căn bệnh này cũng tạo ra các sợi xơ và vảy cứng trên các vết đau nhức”. Bệnh này thường xuất hiện ở các phụ nữ trung niên, da trắng.

2. Bệnh tụ máu dưới da

Chương trình về những chứng bệnh chưa được chẩn đoán của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện được trường hợp thiếu hụt CHST-14 đầu tiên ở Mỹ, gây nên dị tật ở ngón tay cái và bàn chân, cũng như những bọc máu tụ hình thành dưới da của người bệnh 

3. Hội chứng bụng quả mận ở trẻ em

Hội chứng bụng quả mậntrẻ em còn được gọi với cái bệnh Tam chứng Eagle-Barret. Hội chứng này có 3 đặc điểm chính như sau: thiếu các cơ vùng bụng, làm cho phần da trên bề mặt bụng nhăn nheo giống như quả mận khô; tinh hoàn ẩn ở trẻ nam; các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu Theo thống kê, hiện tỷ lệ trẻ em mắc chứng bụng quả mận trên giới là 1/40.000 ca sinh. Nguyên nhân bệnh vẫn chưa được xác định.

4. Hiện tượng tích tụ canxi bí ẩn ở động mạch và khớp xương

Năm 2011, Chương trình về những chứng bệnh chưa được chẩn đoán của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố đạt được thành công quan trọng bước đầu trong việc chuẩn đoán và tìm hiểu thêm về tình trạng tích tụ canxi bí ẩn trong các động mạch và khớp xương.

Trong một thế kỷ qua, chỉ có 7 bệnh nhân được ghi nhận mắc chứng bệnh này. Theo các nhà khoa học, hiện tượng bệnh này có thể là do “sự vôi hóa động mạch do thiếu hụt CD73”. Trước khi chứng bệnh này được ghi nhận, các nhà khoa học chưa từng nghĩ rằng canxi có thể tích tụ theo cách như vậy trong cơ thể người.

5. Mù lòa không rõ nguyên nhân

Cô DeGalynn Wade – một luật sư ở Minneapolis, Mỹ - bị mù lòa không rõ nguyên nhân. Trên cơ thể của cô Wade, các bác sĩ không thể nào tìm thấy bất kỳ triệu chứng nào của những chứng bệnh có thể gây mù lòa. Trong những năm qua, cô Wade đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức chữa bệnh trên thế giới song căn bệnh của cô vẫn chưa có lời giải đáp. 

6. Hiện tượng không dung nạp môi trường tự phát

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những chứng bệnh có thể do tác động phơi nhiễm với nhiều chất hóa học cũng như các trường điện từ phổ biển trong xã hội hiện đại là các chứng bệnh “không dung nạp môi trường tự phát”. Những người được cho là mắc chứng bệnh này được ghi nhận mắc các triệu chứng như mẩn ngứa đau đầu suy giảm khả năng tập trung đau nhức cơ bắp và khớp xương chóng mặtbuồn nôn  

7. Vi khuẩn kháng thuốc

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, số lượng những ca bệnh nhân nhập viện do lây nhiễm tụ cầu vàng tăng gấp đôi trong giai đoàn từ 1999 đến 2005. Loại vi khuẩn này đã phát triển một khả năng kháng cự với thuốc penicillin và các loại thuốc kháng vi sinh khác. 

Tụ khuẩn cầu được coi là nguyên nhân chính gây ra chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và nhiễm trùng vùng phẫu thuật, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu thứ hai gây ra chứng vãng khuẩn huyết viêm phổi và nhiễm khuẩn tim mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật